Mách chị em cách nhận biết máu báo thai và máu kinh nguyệt

0
0
Nhận biết máu báo thai và máu kinh nguyệt

Phụ nữ khi mới mang thai thường sẽ có dấu hiệu ra máu báo thai. Tuy nhiên, nhiều chị em đôi khi bị nhầm lẫn máu báo thai và máu kinh nguyệt vì hiện tượng ra máu tương đối giống nhau. Bài viết này sẽ giúp chị em nhận biết máu báo thai và máu kinh nguyệt một cách dễ dàng.

Cách nhận biết máu báo thai và máu kinh nguyệt

Máu báo thai là gì ?

Khi quá trình thụ tinh đã thành công, phôi thai sẽ tiến tới tử cung và làm tổ tại lớp thành tử cung. Điều này sẽ khiến lớp thành tử cung bị tổn thương nhẹ, có lẫn một chút máu chảy ra ngoài thông qua đường âm đạo. Đây được gọi là máu báo thai, nghĩa là tín hiệu cho thấy nữ giới đã mang thai.

Thời điểm máu báo thai sẽ không xuất hiện ngay sau khi giao hợp và có sự thụ tinh. Thông thường, chị em sẽ thấy xảy ra dấu hiệu máu báo thai sau khoảng từ 8 – 12 ngày sau thụ tinh. Ở những chị em có chu kỳ kinh nguyệt ổn định, việc nhận biết dấu hiệu máu báo thai sẽ dễ dàng hơn so với những chị em có chu kỳ không đều đặn (máu báo có thai xuất hiện khoảng 2 đến 7 ngày trước ngày kinh nguyệt hàng tháng).

Máu báo thai là gì ?
Máu báo thai là gì ?

Máu báo thai xuất hiện bao lâu sẽ phụ thuộc vào cơ địa từng chị em, nhưng thông thường máu báo thai sẽ xuất hiện trong một vài giờ và tối đa là hai ngày.

Máu báo kinh nguyệt là gì ?

Đối với bé gái ở tuổi dậy thì, phụ nữ trưởng thành, máu báo có kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu âm đạo thành vệt, xảy ra trước/trong ngày đầu chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng. Máu kinh nguyệt xuất hiện là do lớp niêm mạc tử cung bị tróc sau khi quá trình thụ thai không thành công. Sau đó lớp niêm mạc này sẽ được tử cung co bóp để đào thải ra bên ngoài thông qua đường âm đạo, đó chính là hiện tượng chảy máu kinh nguyệt ở nữ giới.

Ban đầu, chị em sẽ thấy xuất hiện chút máu báo có kinh, tiếp sau đó lượng máu sẽ ra nhiều hơn (khoảng từ 30 – 80ml trong suốt chu kỳ), thời gian máu kinh chảy ra ngoài sẽ kéo dài từ 2 – 7 ngày, tùy chị em phụ nữ.

Nhận biết máu báo thai và máu kinh nguyệt

Cần lưu ý rằng, máu báo thai và máu kinh nguyệt sẽ không thể tồn tại cùng lúc. Vậy làm thế nào để phân biệt hai loại máu này? 

Phân biệt hai loại máu: máu báo thai và máu kinh nguyệt
Phân biệt hai loại máu: máu báo thai và máu kinh nguyệt

Dựa vào đặc điểm của máu

Bên cạnh yếu tố thời gian, chị em cũng nên dựa vào đặc điểm của máu để nhận biết đâu là máu báo thai và máu kinh nguyệt. Cụ thể:

Màu sắc: Màu của máu báo thai là hồng nhạt hoặc màu nâu đỏ, không nhầy nhớt cũng không hình thành nên các cục máu đông. Ngược lại, máu kinh nguyệt ở những người bình thường sẽ có màu đỏ sẫm, đôi khi có nhầy nhớt xen lẫn những cục máu đông.

Về lượng: Máu báo thai sẽ ít, thông thường chỉ có một vài giọt dính trên quần lót. Trong khi đó, máu kinh nguyệt sẽ nhiều, chị em cần sử dụng băng vệ sinh, tampon hoặc cốc kinh nguyệt để không bị chảy ra (tổng lượng máu kinh nguyệt khoảng 30 đến 80ml, trung bình khoảng 50 ml/1 lần kinh nguyệt).

Mùi: Máu kinh nguyệt khi ngửi sẽ cảm thấy có mùi tanh, nhưng máu báo thai thì không có mùi.

Dựa vào yếu tố thời gian

Đặc điểm đầu tiên để nhận biết máu báo thai và máu báo kinh nguyệt là yếu tố thời gian. Chị em lưu ý thời gian máu báo có thai xuất hiện sẽ sớm hơn nhiều so với chu kì kinh nguyệt hàng tháng (khoảng 2 – 7 ngày). Bên cạnh đó, máu báo thai có thời gian xuất hiện chỉ trong một vài giờ, nhiều nhất là 2 ngày mà thôi.

Dựa vào yếu tố thời gian xác định
Dựa vào yếu tố thời gian xác định

Trong khi đó, máu báo kinh nguyệt sẽ xuất hiện trước ngày hành kinh một tháng hoặc ngày đầu tiên của chu kỳ mới và kéo dài từ 2 đến 7 ngày tùy vào cơ địa của từng người. Máu kinh nguyệt ban đầu sẽ xuất hiện nhiều và ít dần đến khi kết thúc kỳ kinh nguyệt.

Dựa vào các triệu chứng đi kèm theo

Một đặc điểm rất dễ để chị em nhận biết máu kinh nguyệt đó là những cơn đau bụng kinh nguyệt nhiều mức độ tuỳ theo cơ địa chị em, có thể là âm ỉ, đau nhẹ hoặc có cảm giác đau bụng âm ỉ đi kèm với máu kinh xuất hiện. Ngoài ra, thời điểm trước kỳ kinh nguyệt chị em cũng sẽ cảm nhận thấy vùng kín ẩm ướt khó chịu, khí hư sẽ xuất hiện với màu trắng hoặc hơi ngả vàng khi nội tiết tố thay đổi.

Dựa vào các triệu chứng để xác định
Dựa vào các triệu chứng để xác định

Trong khi đó, máu báo thai khi xuất hiện sẽ không kèm hiện tượng đau bụng. Ngoài ra, chị em sẽ cảm nhận cơ thể có thêm các triệu chứng như nôn, buồn nôn, thay đổi khẩu vị ăn uống, chán ăn/thèm ăn bất thường, cơ thể mệt mỏi, nhạy cảm với mùi vị.

Phân biệt bằng kết quả que thử thai

Bên cạnh việc quan sát các dấu hiệu kể trên, chị em có thể dùng que thử thai để xác định máu báo thai hay máu kinh nguyệt. Dựa trên cơ chế hoạt động là phát hiện hormone HCG trong nước tiểu, que thử thai sẽ phản ánh kết quả chị em có mang thai hay không: Kết quả thử thai là 1 vạch là không có thai và máu xuất hiện là máu báo có kinh, còn nếu que thử thai dương tính, hiện 2 vạch thì vết máu xuất hiện là máu báo bạn đã có thai.

Một số trường hợp que thử thai vẫn chỉ hiện 1 vạch dù xuất hiện máu báo thai. Với trường hợp này, nếu thấy có những biểu hiện nghi ngờ mang thai khác, hãy thử lại sau một tuần từ thời điểm xuất hiện máu báo thai sẽ cho ra kết quả chính xác hơn do nồng độ HCG thời điểm này đã ở mức khá cao.

Phân biệt bằng kết quả que thử thai
Phân biệt bằng kết quả que thử thai

Ngoài hai khả năng máu báo thai và máu kinh nguyệt nêu trên, việc âm đạo chảy máu bất thường trước chu kỳ kinh nguyệt còn là dấu hiệu của một số trường hợp như mang thai ngoài tử cung, dọa sảy thai hoặc là dấu hiệu của một số bệnh phụ khoa phát sinh sau khi quan hệ tình dục.

Dù là trường hợp nào có biểu hiện bất thường của cơ thể cơ thể thì chị em cũng không được chủ quan bỏ qua. Nhất là tình trạng chảy máu âm đạo bất thường nghi do bệnh lý hoặc dấu hiệu chảy máu âm đạo kèm theo những biểu hiện bất thường như đau bụng dưới dữ dội, khí hư ra nhiều có mùi hôi, tiểu khó, tiểu rắt, đau khi quan hệ tình dục,… chị em cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân và có phương án điều trị kịp thời.

>>>Bài viết tham khảo: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh tử cung.

0
0