Triệu chứng của bệnh sỏi thận và nguyên nhân gây ra

0
0
Triệu chứng của bệnh sỏi thận và nguyên nhân gây ra

Sỏi thận là bệnh lý hay gặp, có thể gây đau khi đi xuống thận gây tắc nghẽn. Triệu chứng của bệnh sỏi thận rất rõ ràng và dễ dàng nhận biết. Bởi vậy, ngay khi có những cơn đau đột ngột sau lưng, lan sang vùng bụng phía dưới thắt lưng và xuống chân, bạn nên đi thăm khám ngay nhằm phát hiện bệnh khi sỏi mới có kích thước nhỏ.

Triệu chứng của bệnh sỏi thận là gì ?

Sỏi thận thường được phát hiện tình cờ khi siêu âm khám sức khoẻ định kì. Tuy nhiên, sỏi cũng có thể gây đau khi đi xuống bàng quang (đường ống dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang) gây tắc nghẽn. Triệu chứng hay gặp nhất là đau ở hông lưng. Đau từ sau lưng lan đến vùng phía trước dưới rốn và xuống háng. Cơn đau cũng có thể gây buồn nôn, ói khiến người bệnh khó tìm thấy cách giảm đau.

Triệu chứng của bệnh sỏi thận: Cơn đau quặn thận

Biểu hiện rõ rệt nhất khi thận có sỏi là chúng gây đau quặn, đến độ người ta gọi chúng là “cơn đau bão thận” hoặc “cơn đau quặn thận”. Sỏi gây đau ở vùng hố thắt lưng một bên, lan ra phía trước, xuống dưới. Đó là khi khởi phát, thường là ban đêm, hoặc khi có một hoạt động gắng sức. Sau đó cường độ đau giảm dần. Người bệnh lại đau dữ dội, vật vã để tìm một tư thế giảm đau nhưng không hiệu quả.

Cơ đau vận thận khi bệnh sỏi thận
Cơ đau vận thận khi bệnh sỏi thận

Có thể phân biệt hai trường hợp của cơn đau thận:

Cơn đau của sỏi ở thận do sự tắc nghẽn bể thận và động mạch thận: Cơn đau xuất hiện ở hố thắt lưng, dưới xương sườn 12, đau lan về phía trước hướng đến rốn và hố chậu.

Cơn đau sỏi niệu quản: xuất phát từ hố của thắt lưng lan dần xuống dưới theo đường niệu quản, xuống hố chậu bộ phận sinh dục, phía trong của đùi.

Triệu chứng khác kèm theo với đau sỏi thận là buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng do tắc ruột. Bệnh nhân có thể bị sốt, rét run nếu có nhiễm trùng tiết kết hợp. Khi bác sĩ thăm khám, bệnh nhân thấy điểm sườn lưng đau nhói. Các điểm thận bị ấn cũng có cảm giác đau, và có thể cảm thấy thận to.

Không có mối liên hệ giữa kích thước hay số lượng sỏi với sự khởi phát và cường độ đau của cơn đau quặn thận. Một số trường hợp như sỏi thể im lặng, người bệnh hầu như không có cảm giác đau, cường độ đau không rõ rệt và ê ẩm vùng thắt lưng một hoặc hai bên.

Phân biết trường hợp đau do bệnh sỏi thận
Phân biết trường hợp đau do bệnh sỏi thận

Triệu chứng của bệnh sỏi thận: Tiểu ra máu

Các trường hợp sỏi có bề mặt gồ ghề, gai san hô… khi cọ xát vào đường tiểu sẽ gây tiểu ra máu. Bình thường sỏi thận không gây ra tình trạng này. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân làm việc quá sức, hoặc vận động mạnh sẽ gây tiểu ra máu.

Đường tiểu như một ống nước, hòn sỏi hình thành gây ra hiện tượng tắc nghẽn, bế tắc. Bao gồm bí tiểu, suy thận, thận ứ nước căng to. Vì các dấu hiệu này giống với nhiều bệnh lý khác nên cần thăm khám với bác sĩ có chuyên môn để xác định nguyên nhân và điều trị.

Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh sỏi thận, bắt đầu từ sự kết tinh, lắng đọng sỏi trong hệ thống tiết niệu. Theo các bác sĩ, sỏi thận hình thành có thể do nước tiểu có chứa rất nhiều khoáng chất, đặc biệt là calci, acid uric, cystine… 85% số lượng sỏi hình thành bắt đầu từ sự lắng đọng.

Một số nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận:

Uống nước không đủ khiến nước tiểu bị cô đặc, nồng độ các tinh thể trở nên bão hoà trong nước tiểu.

Những dị dạng bẩm sinh hay do mắc bệnh của hệ thận khiến cho nước tiểu không thể thải ra ngoài, mà tích tụ đọng lại, lâu ngày tạo nên sỏi thận.

Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận
Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận

Những bệnh nhân bị phì đại tuyến tiền liệt, u nang, túi thừa trong bàng quang khiến lượng nước tiểu bị đọng lại ở khe kẽ.

Sau chấn thương nặng không thể đi lại mà phải nằm một chỗ.

Bị nhiễm trùng vùng tiết niệu tái đi tái lại, khiến cho vi trùng có cơ hội xâm nhập gây nên viêm đường tiết niệu mãn tính, về lâu ngày sẽ sinh ra mủ làm lắng đọng các chất bài tiết, hình thành nên sỏi thận.

Chế độ ăn uống giàu oxalate, canxi, dùng lâu dài một số loại thuốc như acetazolamide, thuốc lợi tiểu quai, thiazide, glucocorticoids, theophyline, vitamin D, vitamin C.

Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không ?

Khi sỏi đã kẹt lại ở bên trong đường tiết niệu, nó sẽ ảnh hưởng đến đường tiết niệu ở 3 giai đoạn:

Giai đoạn chống đối

Giai đoạn này, phần trên đường tiết niệu dính sỏi sẽ gia tăng co bóp để tống viên sỏi ra ngoài. Niệu quản và bể thận phía trên vẫn còn bị giãn nở. Có sự gia tăng áp lực đột ngột đài bể thận gây cơn đau bão thận. Trên lâm sàng ở giai đoạn này bệnh nhân sẽ biểu hiện bằng những cơn đau quặn thận điển hình.

Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không ?
Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không ?

Giai đoạn giãn nở

Giai đoạn này là hệ quả của giai đoạn chống đối. Sau khoảng 3 tháng vẫn không tống hết sỏi ra ngoài, niệu quản, bể thận và ống thận ở trên chỗ tắc sẽ bị giãn nở.

Giai đoạn biến chứng

Viên sỏi lâu không di chuyển sẽ bị dính chặt vào niêm mạc. Niệu quản bị xơ dày, có thể bị thu hẹp lại. Giai đoạn này, chức năng thận sẽ bị suy giảm đáng kể, thận bị ứ nước. Và nếu có nhiễm khuẩn sẽ vẫn có hiện tượng ứ mủ.

Sỏi vẫn tồn tại trong đường tiểu, là một yếu tố thuận lợi cho sự lây nhiễm trùng. Để lâu ngày, sẽ bị viêm thận bể thận mạn tính và dẫn đến suy thận mạn tính.

Phòng ngừa và phát hiện bệnh soi thận
Phòng ngừa và phát hiện bệnh soi thận

Tóm lại, sỏi thận là một bệnh phổ biến, hay gặp nhất trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, đây là một căn bệnh nguy hiểm nhưng không khó chữa. Đặc biệt, chúng ta hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa và phát hiện sớm sỏi thận thông qua việc chú ý đến sức khoẻ, xây dựng một lối sống khoẻ mạnh cùng chế độ ăn uống vệ sinh hợp lý.

>>>Bài viết tham khảo: Uống nước dừa có tác dụng ngăn ngừa bệnh sỏi thận.

0
0