Có nên uống cà phê khi bụng đói hay không?

0
0

Cà phê là một loại đồ uống phổ biến đến mức số lượng tiêu thụ của chúng chỉ đứng thứ 2 sau nước lọc ở một số nước. Ngoài việc giúp cơ thể bớt mệt mỏi và duy trì trạng thái tỉnh táo, lượng cafein trong cà phê có khả năng cải thiện tâm trạng, tăng cường hoạt động của não và cải thiện hiệu suất tập thể dục.

Nhiều người thường có thói quen uống cà phê buổi sáng để bắt đầu cho một ngày mới. Vậy cùng tìm hiểu xem có nên uống cà phê khi bụng đói hay không nhé!

Cà phê có hương vị tuyệt vời và cung cấp cho bạn nguồn năng lượng cần thiết cho một ngày mới. Nó cũng có nhiều lợi ích cho sức khỏe như giúp tăng cường trao đổi chất và đốt cháy chất béo, cải thiện sức khỏe nhận thức và thậm chí có thể giúp bạn sống lâu hơn.

Thói quen thì khó bỏ, nhưng nếu tách cà phê đầu tiên được dời lại cho đến sau khi bạn ăn sáng (hoặc bạn uống nó trong bữa ăn sáng), thì cà phê có thể tốt hơn cho sức khỏe của bạn.

1. Uống cà phê khi bụng đói có thể gây trào ngược axit

Uống cà phê khi bụng đói làm ảnh hưởng dạ dày
Uống cà phê khi bụng đói làm ảnh hưởng dạ dày

Lý do lớn nhất khiến bạn muốn đợi đến sau bữa sáng mới uống một tách cà phê liên quan đến dạ dày của bạn.

“Caffein kích thích một loại hormone gọi là gastrin, loại hormone này “ra lệnh” cho dạ dày của bạn tiết ra axit clohydric (axit dạ dày)”, Andrew Akhaphong, chuyên gia dinh dưỡng đã đăng ký tại Mackenthun’s Fine Foods (Mỹ) cho biết, theo Eat This, Not That!

Mặc dù cà phê có thể làm tăng axit mà dạ dày của bạn tạo ra, nhưng nó cũng có thể làm giảm áp lực của cơ vòng thực quản dưới (cơ vòng ở giữa dạ dày và thực quản). Giảm áp lực của cơ vòng thực quản dưới có thể dẫn đến trào ngược axit khi axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản.

Các triệu chứng của trào ngược axit bao gồm: cảm giác nóng rát ở ngực, vị chua hoặc đắng, khó nuốt hoặc nôn ra một lượng nhỏ thức ăn hoặc chất lỏng.

Ngay cả khi bạn đang sử dụng decaf (cà phê được loại gần hết hàm lượng caffein), bạn vẫn có thể không tỉnh táo, tùy thuộc vào độ nhạy cảm của dạ dày. Trong quá trình loại bỏ caffein, một số axit được loại bỏ khỏi cà phê, làm giảm lượng axit mà dạ dày của bạn tạo ra.

Nhưng đối với những người rất nhạy cảm hoặc bị trào ngược axit nghiêm trọng hơn, thậm chí uống cà phê decaf trước khi ăn có thể làm tăng nguy cơ đau dạ dày.

Akhaphong giải thích: “Ăn một bữa ăn giàu chất xơ trước khi thưởng thức cà phê có thể giúp hấp thụ axit hydrochloric dư thừa, bảo vệ dạ dày của bạn khỏi chứng ợ nóng và giảm nguy cơ loét”, theo Eat This, Not That!

Điều này không có nghĩa là bạn không bao giờ được uống cà phê khi bụng đói. Trên thực tế, những tác động này có thể không xuất hiện ở tất cả mọi người. Nhưng điều quan trọng là phải chú ý đến cảm giác của cơ thể sau khi uống cà phê khi bụng đói, và nếu bạn cảm thấy bất kỳ cơn đau dạ dày nào hoặc các triệu chứng trào ngược axit nào, thì bạn nên ăn một chút gì đó trước khi thưởng thức ly cà phê buổi sáng của mình.

2. Uống cà phê làm tăng hormone gây ra căng thẳng

Một quan điểm phổ biến khác là uống cà phê khi bụng đói có thể làm tăng nồng độ hormone gây căng thẳng cortisol. Cortisol được sản xuất bởi tuyến thượng thận và có tác dụng giúp cơ thể điều chỉnh sự trao đổi chất, huyết áp và lượng đường trong máu. Tuy nhiên, Cortisol ở mức độ quá cao có thể gây ra các vấn đề sức khỏe, bao gồm suy giảm mật độ xương, huyết áp cao, tiểu đường loại 2 và bệnh tim.

Nồng độ Cortisol tự nhiên trong cơ thể lên cao nhất vào khoảng thời gian vừa thức dậy, suy giảm dần trong ngày và lên cao trở lại trong giai đoạn đầu của giấc ngủ.

Việc uống cà phê có thể làm tăng cường sản xuất hormone Cortisol, vì vậy, một số người cho rằng uống cà phê ngày sau khi thức dậy khi lượng Cortisol trong cơ thể đã cao sẵn có thể gây hại cho sức khỏe.

Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy rằng những người thường xuyên uống cà phê có mức tăng cortispl do caffein thấp hơn nhiều, thậm chí ở một số người lượng Cortisol không hề tăng lên sau khi uống cà phê. Thêm vào đó, quá trình gia tăng Cortisol chỉ là tạm thời và không có khả năng dẫn đến bất kỳ ảnh hưởng sức khỏe nào hay tỷ lệ gây ra bệnh lý là rất thấp.

3. Các tác dụng phụ khác

Việc uống cà phê có một số mặt trái nhất định, kể cả nó được dùng khi bụng đói hay no. Ví dụ như việc cà phê có thể gây nghiện, đối với một số người, do di truyền họ rất nhạy cảm với cà phê. Chứng nghiện cà phê xảy ra khi một người sử dụng cà phê thường xuyên làm thay đổi hoạt động của não, từ đó cơ thể luôn đòi hỏi lượng caffein lớn hơn để tạo ra hiệu ứng tương tự.

Uống một lượng cà phê quá lớn có thể dẫn đến lo lắng, bồn chồn, tim đập nhanh và khiến cơ thể rơi vào trạng thái hoảng loạn. Uống cà phê thậm chí có thể dẫn đến đau đầuđau nửa đầu và huyết áp cao ở một số người.

Vì lý do này, hầu hết các chuyên gia đều khuyến cáo lượng cà phê giới hạn là khoảng 400 mg mỗi ngày – tương đương với 4 đến 5 cốc (1,12 lít) cà phê. Vì tác dụng của cafein có khả năng kéo dài đến 7 tiếng đồng hồ ở người lớn, tiêu thụ cà phê cũng có thể gây mất ngủ, đặc biệt là khi được uống vào buổi tối.

Bên cạnh đó, caffein có khả năng phân giải qua nhau thai và có tác dụng lâu hơn ở phụ nữ mang thai, lên đến 16 giờ đồng hồ. Vì vậy, phụ nữ mang thai được khuyến cáo chỉ nên sử dụng tối đa từ 1 đến 2 cốc (240 đến 480 ml) mỗi ngày.

>>> Uống cà phê có ảnh hưởng đến tim mạch không?

0
0