BẬT MÍ CÁCH CAI SỮA CHO BÉ

2
0

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho trẻ trong những năm tháng đầu đời. Thời gian ôm ấp cho con bú giúp gắn kết tình yêu thương mẹ con rất nhiều nên việc nuôi con bằng sữa mẹ là vô cùng cần thiết. Nhưng bất cứ trẻ nào cũng sẽ đến thời điểm cần cai sữa mẹ. Điều này sẽ khiến con cảm thấy khá hụt hẫng, quấy khóc và mè nheo,… Vậy giải pháp nào để cai sữa trong sự hòa bình “không khóc”, bài viết dưới đây xin chia sẻ cùng các mẹ những bí kíp để đạt được mục đích ấy.

Tầm quan trọng của sữa mẹ và thời điểm nên cai sữa cho bé

Sữa mẹ quan trọng như thế nào?

Sữa mẹ có chứa nhiều thành phần thiết yếu quan trọng cho sức khỏe, là nguồn cung cấp dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng và cải thiện tăng trưởng cho trẻ nhỏ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và giai đoạn kế sau bên cạnh chế độ dinh dưỡng khác, việc bú mẹ vẫn nên được duy trì tối thiểu cho đến khi trẻ được 2 tuổi.

Thời điểm nên cai sữa cho trẻ

Thời điểm tìm cách cai sữa cho bé ở mỗi mẹ sẽ có sự khác nhau bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố ở cả mẹ và trẻ nhỏ. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, khi mọi trẻ sơ sinh đều được bú sữa mẹ thì mỗi năm có tới trên 1.5 triệu trẻ em trên thế giới sẽ được cứu sống.

Trẻ tự ngồi đứng được và đã ăn dặm được ít nhất 5 tháng là thời điểm có thể cai sữa mẹ
Trẻ tự ngồi đứng được và đã ăn dặm được ít nhất 5 tháng là thời điểm có thể cai sữa mẹ

Những mốc sau được khuyến cáo có thể cân nhắc để cai sữa cho trẻ: Hãy bắt đầu cai sữa khi con có những “biểu hiện sẵn sàng” như: ngồi vững, đi nhanh, có thể leo trèo cầu thang và có khả năng ăn thô tốt, tư duy ngôn ngữ tốt, nói được câu ngắn có nghĩa,… Như vậy trẻ có thể đói biết kêu, biết tìm đồ ăn, biết nhìn thấy đồ ăn thì có phản ứng:

– Tự ngồi thẳng: khi bé được gần 1 tuổi và tự ngồi thẳng được là lúc hệ thần kinh và hệ vận động phát triển cứng cáp hơn. Lúc này nếu cai sữa thì trẻ vẫn có sức đề kháng để chống lại tác nhân bên ngoài.

– Bập bẹ tập nói: lúc này hệ thần kinh não bộ của trẻ đã phát triển mạnh mẽ, các giác quan đã phát triển hoàn thiện. Nếu cai sữa mẹ thì trẻ cần được tăng lượng sữa ngoài lên khoảng 500 – 600ml kết hợp bổ sung nhiều loại thực phẩm khác nhau trong chế độ ăn hàng ngày.

– Hoàn thiện hệ tiêu hóa: giai đoạn 1.5 – 2 tuổi là thời điểm hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển mạnh và hoàn thiện, khả năng ăn thô của trẻ tốt hơn nên có thể cai sữa.

– Phân biệt được màu sắc: đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ về nhận thức.

– Tham gia được nhiều hoạt động thể chất: 2 – 2.5 tuổi là lúc trẻ đã cứng cáp, tham gia tốt các hoạt động leo, bò, chạy, đi. Thời điểm này sức đề kháng của trẻ cũng đã tốt hơn nhiều nên cai sữa tương đối an toàn.

Ngoài những “dấu hiệu sẵn sàng” của con thì trường hợp mẹ gặp các vấn đề sức khỏe như phải dùng thuốc kháng sinh, mắc các bệnh truyền nhiễm, liên quan tới bầu vú….làm ảnh hưởng tới chất lượng sữa hay mẹ phải quay trở lại với công việc thì cũng cần cai sữa ngay cho trẻ để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con.

Cách cai sữa cho bé nhanh và an toàn

Nguyên tắc cai sữa cho bé

Dù thực hiện cách cai sữa cho bé nào thì mẹ cũng cần lưu ý nguyên tắc:

– Không chọn thời điểm trẻ đang bị bệnh hay đang có sức khỏe không tốt để cai sữa vì nó dễ khiến trẻ bị còi xương, biếng ăn.

– Giai đoạn giao mùa hoặc khi thời tiết đang quá lạnh hay quá nóng.

– Chú ý đến cân nặng, sự thay đổi về xương và răng, sự thay đổi về thể chất và tâm lý của trẻ.

– Hiểu rõ phương pháp cho trẻ ăn dặm và nên tập cho trẻ ăn dặm ít nhất 5 – 6 tháng trước khi cai sữa.

– Tuyệt đối không được ép trẻ ăn.

Cách cai sữa cho bé

– Ngụy trang đầu ti tạo cảm giác xa lạ

Đây là cách cai sữa cho bé đã được nhiều người thực hiện thành công. Do bé đã quen với hình dáng và màu sắc của đầu ti mẹ trong một thời gian dài nên khi làm cho đầu ti khác lạ, nhiều bé sẽ tự động tránh xa rồi dần dần bỏ được việc ti mẹ. Các cách ngụy trang đơn giản là: vẽ, bôi nghệ, bôi bột than,… lên đầu ti.

Dùng ti giả là một trong các cách cai sữa cho bé được nhiều mẹ áp dụng

– Dùng thuốc cloxit

Thuốc Cloxit được gọi là thuốc đắng, loại thuốc này rất an toàn cho bé, không gây đau đến mẹ nên mẹ yên tâm sử dụng. Mẹ chỉ cần nghiền thuốc cho vào ít nước và bôi lên ti mẹ. Khi bé ti thấy đắng sẽ tự động nhả ra, sau vài lần thì bé sẽ thấy rén và không đòi ti nữa (hoặc mẹ có thể dùng dầu gió)

– Tăng bữa ăn trong ngày

Tăng thêm bữa phụ cho bé bằng các món ăn thơm ngon bổ dưỡng giúp cho bé không còn cảm giác đói thì sẽ giảm đòi bú mẹ.

– Tập cho bé ti bình

Để dễ dàng cai sữa thì tập cho bé ti bình, sữa mẹ vắt ra cho bé ti hoặc sữa mẹ vắt sẵn bảo quản trong tủ lạnh, khi bé ti mẹ sẽ hâm sữa. Điều này cũng giúp việc cai sữa nhẹ nhàng hơn.

– Ngậm ti giả

Khi trẻ được 3 tháng tuổi mẹ có thể tập cho con ngậm ti giả để sau này quen với việc bỏ ti mẹ và chuyển sang ti bình. Việc này sẽ giúp cho trẻ dễ cai sữa hơn. Tuy nhiên, nếu chọn cách này thì sau đó mẹ lại sẽ mất thêm một khoảng thời gian cai ti giả cho con mình.

– Tránh mặt

Nếu khi cai sữa mẹ mà bé quấy khóc nhiều thì mẹ nên tạm thời tránh mặt để bé không đòi mẹ. Cách cai sữa cho bé này không được khuyến khích nhiều vì dễ làm cho bé có cảm giác sợ hãi, thiếu an toàn.

Khi cai sữa cần lưu ý

– Đối với mẹ

+ Không cắt sữa mẹ đột ngột mà nên giảm dần dần tần suất.

+ Massage ngực hoặc hút sữa ra ngoài trong giai đoạn cai sữa cho con để tránh căng tức ngực.

– Đối với bé

+ Kiên nhẫn chơi đùa, dỗ dành bé trong thời gian cai sữa vì nhiều trẻ sẽ quấy khóc và cáu kỉnh rất nghiêm trọng.

+ Chọn thời điểm tốt về thời tiết và bé có sức khỏe ổn định để cai sữa.

Cai sữa mẹ là một mốc quan trọng và không hề dễ dàng nên việc chọn được cách cai sữa cho bé phù hợp với cả hai mẹ con là cần thiết. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp các mẹ có thêm kinh nghiệm để giảm thiểu “đau thương” cho trẻ trong quá trình “chia tay” sữa mẹ.

>>> Những lưu ý về chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ 1 tuổi mẹ nên biết

2
0