Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng phương pháp khoa học không chỉ giúp các bé dạn dĩ hơn với thế giới bên ngoài mà còn giúp trẻ hấp thu được lượng vitamin D tự nhiên cực tốt từ ánh nắng mặt trời. Vậy cách tắm nắng cho bé chuẩn khoa học được xác định gồm những gì?
Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh: Chọn thời điểm thích hợp
Các nghiên cứu khoa học cho thấy từ 6 giờ đến trước 9 giờ sáng là khoảng thời gian ánh nắng dịu nhẹ, tia hồng ngoại và tia cực tím từ mặt trời khá yếu, thích hợp để thúc đẩy quá trình trao đổi chất và chuyển hoá vitamin D của cơ thể. Ngoài ra, không khí buổi sáng còn rất trong lành, cũng như ánh nắng lúc này cũng không đủ mạnh để gây tổn thương cho làn da mỏng manh của em bé.
Ngoài khoảng thời gian này thì một khoảng thời gian nữa mà bố mẹ có thể bế bé ra ngoài phơi nắng đó là thời gian sau 5h chiều. Lúc này, ánh nắng yếu của mặt trời chiều sẽ giúp đẩy nhanh khả năng hấp thu canxi của cơ thể, hỗ trợ sự phát triển của hệ thống xương khớp.
Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh: Không nên tắm quá lâu
Mặc dù ánh nắng buổi sáng và buổi chiều tốt cho sự phát triển của bé, tuy nhiên điều này không có nghĩa là mẹ tắm cho bé càng lâu càng tốt. Trên thực tế, tổng lượng thời gian tắm nắng cho bé mỗi ngày sẽ phụ thuộc vào tuổi cũng như cơ địa của từng bé.
Theo lời khuyên của nhiều chuyên gia, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ, thời gian tắm nắng có thể từ 10-30 phút mỗi ngày. Trong những ngày đầu, mẹ có thể cho con tắm nắng trong bóng râm trong khoảng 10 phút và tăng dần thời gian tắm nắng khoảng 20 đến 30 phút cho những ngày tiếp theo.
Mỗi lần tắm nắng chỉ nên kéo dài khoảng 10 ngày, và mẹ nên cho bé “nghỉ” 10-20 ngày rồi mới bắt đầu lại “quy trình”. Với trẻ sơ sinh, không nhất thiết phải đưa bé ra ngoài, mẹ có thể cho con tắm nắng bên của sổ vào buổi sáng sớm, và mở cửa kính để cơ thể con hấp thụ ánh nắng tốt hơn.
Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh: Tư thế tắm nắng thích hợp cho bé
Tắm nắng cho trẻ bằng cách đặt trẻ nằm theo tư thế tự nhiên, thoải mái nhất như khi bé nằm giường. Đầu tiên, bạn cho ánh nắng chiếu lên phần lưng, tiếp đến là hai bên thân mình và cuối cùng là bụng và ngực.
Đối với phần chân, tay thì bạn vẫn đảm bảo mang bao chân, bao tay cho bé tuỳ thực tế thời tiết và kéo dần quần áo lên cao dần sau từng ngày tắm. Trong suốt quá trình tắm nắng, bạn có thể kết hợp thêm với một vài động tác thể dục, vươn vai, xoa bóp cho bé để cơ thể bé cảm thấy dễ chịu hơn.
Những lưu ý khi tắm nắng cho trẻ sơ sinh
- Nơi tắm nắng cho trẻ cần yên tĩnh, sạch sẽ, thoáng mát, trong lành, tránh gió lùa và khói bụi.
- Hạn chế để ánh nắng chiếu thẳng trước mặt, vào mắt hoặc đầu của bé vì có nguy cơ ảnh hưởng đến não.
- Tia nắng mặt trời phải chiếu trực tiếp lên da của bé thì mới phát huy tác dụng, do đó nên cởi bỏ quần áo cho bé khi tắm và không phơi nắng qua cửa kính.
- Để nắng chiếu lên hai chân, sau đó từ từ cho bé nhận ánh nắng từ phía sau lưng.
- Khi bé bị ốm hoặc khi trời lạnh nên ngừng tắm nắng, nếu vẫn muốn tiếp tục cần phải cho bé mặc kín, chỉ để lộ phần bắp chân, đùi và cánh tay.
- Lau khô mồ hôi và cho bé uống một chút nước bổ sung sau khi tắm nắng.
Theo như các kiến thức trình bày ở trên thì cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh không đơn thuần là bạn mang bé ra ngoài phơi nắng mà cần phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định. Tốt nhất, bạn nên tham khảo qua ý kiến các chuyên gia cũng như kinh nghiệm của những người đi trước để có được những kiến thức chăm sóc bé tốt nhất.
>>> Mẹ có nên ngủ chung với trẻ sơ sinh hay không?