Có thể bạn đã biết trẻ sơ sinh không được uống nước lọc nhưng lại không hiểu tại sao. Đó là bởi vì cơ thể trẻ sơ sinh khó có thể tiếp nhận nước cho đến vài tháng tuổi. Theo các bác sĩ nhi khoa, cho trẻ sơ sinh uống nước trước khi thận của chúng phát triển đủ để xử lý nước, có thể gây nguy hiểm và dẫn đến tổn thương não, co giật, hôn mê hoặc thậm chí tử vong. Sữa mẹ và sữa công thức đã chứa đủ nước, nên việc bổ sung nước cho trẻ sơ sinh là không cần thiết và không an toàn.
Can thiệp dinh dưỡng
Bụng của trẻ sơ sinh khá nhỏ. Trên thực tế, khi mới sinh, bụng của trẻ chỉ chứa được khoảng 1 đến 2 thìa cà phê là từ 5 đến 10 ml nước. Dễ dàng nhận thấy bụng của trẻ sơ sinh trống rỗng rất nhanh, đó là lý do tại sao con bạn cần bú rất nhiều lần trong khoảng thời gian 24 giờ.
Vì vậy, có thể hiểu rằng cho trẻ sơ sinh uống nước có nghĩa là bạn sẽ lấp đầy bụng bé bằng một chất thực sự vô dụng (ít nhất là đối với bé) và không còn chỗ cho những vitamin, khoáng chất, chất béo và calo quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển. Điều này có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng.
Bụng của bé sẽ phát triển trong 6 tháng đầu đời, nhưng quá trình đó diễn ra khá chậm. Khi được 1 tháng tuổi, dung tích dạ dày của bé vào khoảng 80 đến 150 ml. Đến 6 tháng, bạn có thể cho uống từng ngụm nước nhỏ, bụng của bé thường có thể chứa khoảng 207 ml mỗi lần.
Tiến sĩ Steven Halm, bác sĩ nhi khoa và trưởng khoa Y học nắn xương thuộc Đại học Des Moines khuyến nghị nên cho trẻ bú băng sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu. Các lựa chọn khác bao gồm kết hợp sữa mẹ và sữa công thức hoặc chỉ dùng sữa công thức, nhưng không được chỉ dùng nước.
Tiến sĩ Hailey Nelson, bác sĩ nhi khoa tại Valley Children’s Healthcare ở California cảnh báo rằng việc cho trẻ sơ sinh uống nước có thể làm mất chất điện giải và gây nhiễm độc nước, có thể dẫn đến co giật, sưng não và tử vong, bởi vì thận của trẻ sơ sinh không thể xử lý nhiều nước như người lớn. Ngoài việc nhỏ hơn nhiều so với thận của người lớn, thận của trẻ sơ sinh cũng không phát triển bằng. Vì vậy, chúng không thể xử lý nhiều nước cùng một lúc.
Do đó, cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống một lượng nước vừa phải trong thời gian ngắn có thể dẫn đến hạ natri máu, nguy hiểm nhất có thể gây sưng não, thậm chí tử vong. Trên thực tế, vì não vẫn đang phát triển nên tình trạng sưng phù có thể xảy ra dễ dàng hơn ở trẻ sơ sinh bị hạ natri máu so với người lớn bị hạ natri máu.
Và đừng nghĩ đến việc pha loãng sữa bột để giữ được lâu hơn, làm như vậy là một sai lầm có thể gây hại cho em bé. Lượng nước có thể gây biến chứng cho trẻ sơ sinh thay đổi tùy theo các yếu tố như tuổi của trẻ và chức năng thận. Vì vậy, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ uống nước, kể cả trong những ngày nắng nóng hay khi trẻ bị ốm.
Tổ chức Y tế Thế giới và Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu đời và chỉ nên cho trẻ trên sáu tháng tuổi uống nước. Không nên cho trẻ sơ sinh uống nước trước khi trẻ được sáu tháng tuổi và cha mẹ nên tránh pha loãng sữa công thức cho trẻ.
Khi nào có thể cho trẻ sơ sinh uống nước?
Thời điểm tốt để bạn có thể bắt đầu con cho uống một lượng nhỏ nước khi con bạn đủ 6 tháng tuổi, nhưng nguồn cung cấp nước chính cho bé (chưa kể đến dinh dưỡng) vẫn nên tiếp tục là sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Hầu hết các bé sẽ thấy nước là một thứ mới lạ ở độ tuổi này và vẫn thích sữa hơn. Một số thậm chí có thể không ưa nước và nhăn mặt, đặc biệt nếu các bé đang mong đợi điều gì khác.
Khi được 1 tuổi, em bé của bạn có thể uống nước với số lượng lớn hơn tùy thích, cùng với sữa bò và chế độ ăn uống bổ dưỡng.
Tóm lại, không nên cho trẻ sơ sinh uống nước khi trẻ chưa được 6 tháng tuổi. Là cha mẹ, điều cần thiết là phải hiểu những rủi ro khi cho trẻ sơ sinh uống nước và lợi ích của việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức trong 6 tháng đầu. Hãy bảo vệ trẻ sơ sinh bằng cách tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ nhi khoa.
>>> Những lưu ý về chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ 1 tuổi mẹ nên biết