6 Giai đoạn hình thành tính cách của trẻ mà ba mẹ cần quan tâm

1
0

Giai đoạn hình thành tính cách, phát triển và biến đổi sinh lý là quá trình mà bất kì đứa trẻ nào cũng đều phải trải qua. Nếu như không thấu hiểu tâm lý của trẻ, cha mẹ sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn trong quá trình giáo dục và định hướng phát triển tâm lý cho trẻ.

Tính cách của trẻ được hiểu như thế nào?

Tính cách là các đặc điểm nội tâm, tính chất của trẻ để hướng trẻ suy nghĩ, thể hiện cảm xúc, lời nói, hành động hay còn được hiểu là sự bao hàm thái độ, ý kiến, tâm trạng khi tương tác với người khác. 

Việc phát triển đa dạng các đặc điểm tính cách (giao tiếp với bạn bè, tăng khả năng thấu hiểu, kiểm soát cảm xúc,…) sẽ hỗ trợ trẻ rất tốt trong các tình huống khác nhau và giúp trẻ đạt được nhiều thành công hơn thay vì chỉ tập trung vào một đặc điểm nhất định.

Giai đoạn hình thành tính cách của trẻ bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố khác nhau
Giai đoạn hình thành tính cách của trẻ bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố khác nhau

Các giai đoạn hình thành tính cách của trẻ

Tính cách của trẻ được hình thành khá sớm, một vài nét đặc trưng sẽ xuất hiện ngay từ khi bé vừa chào đời. Tuy nhiên, một vài đặc điểm khác thì lại xuất hiện muộn hơn. Dưới đây là các giai đoạn hình thành tính cách của trẻ nhỏ mà ba mẹ cần ghi nhớ:

Giai đoạn hình thành tính cách: Từ 0 – 1 tuổi

Trong năm đầu đời, bé thường thể hiện cảm xúc của mình thông qua việc khóc. Chính vì vậy, ba mẹ cần phân biệt tiếng khóc của trẻ trong các trạng thái khác nhau như khi con mệt, khi con đói, thấy khó chịu. Thời gian này, bé sẽ cần được người lớn thỏa mãn các nhu cầu theo bản năng, do đó mối quan hệ với ba mẹ sẽ tác động rất lớn tới sự phát triển của bé.

Trẻ còn rất nhỏ nhưng đã có thể cảm nhận được cảm xúc được thể hiện thông qua giọng nói. Vậy nên ba mẹ hãy thật nhẹ nhàng khi nói chuyện với trẻ để giúp con cảm thấy mình được yêu thương, hạn chế gây ảnh hưởng tới sự hình thành tính cách của trẻ.

Giai đoạn hình thành tính cách: Từ 1 – 3 tuổi

Từ 1 – 3 tuổi bé sẽ có nhiều tương tác xã hội và trải nghiệm về thế giới xung quanh hơn. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, các bé vẫn chưa thực sự hiểu được khái niệm tương tác và chia sẻ.

Những cuộc tranh giành, cáu gắt chỉ là công cụ giúp con giải tỏa cảm xúc hay thường được biết đến là khủng hoảng tuổi lên 3. Do đó, ba mẹ tuyệt đối không kỷ luật trẻ bằng cách la mắng hay phạt đòn.

Giai đoạn hình thành tính cách của trẻ: Từ 3 – 6 tuổi

Trẻ 3 tuổi thường sẽ bắt đầu cảm thấy tò mò và thích khám phá thế giới xung quanh, cùng với đó, vốn từ vựng cũng tăng lên nhanh chóng.

Trong giai đoạn hình thành tính cách, trẻ sẽ rất thích thú với các hoạt động trò chơi trong nhà, ngoài trời, với việc học nói, học ăn, học vẽ hay đưa ra nhiều câu hỏi cho ba mẹ giải đáp.

Trong giai đoạn hình thành tính cách, trẻ tò mò và luôn muốn ba mẹ giải đáp các thắc mắc của mình

Giai đoạn hình thành tính cách: Từ 6 – 10 tuổi

Tới giai đoạn này, tính cách của trẻ đã có bước thay đổi vượt bậc. Trẻ đã bắt đầu biết ghen tị với người khác, ba mẹ nên dạy bé cách lắng nghe và tôn trọng người lớn. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng cần dành nhiều thời gian hơn để cùng con chơi và học, giúp trẻ cảm thấy được yêu thương hơn. 

Từ 6 – 10 tuổi, hầu hết trẻ đã hình thành nhân cách, nếp sống, thói quen và có những hành vi tự khép mình vào các quy tắc xã hội mà bản thân đã chấp nhận. Mối quan hệ ruột thịt cũng dần dần chuyển sang mối quan hệ xã hội với thầy cô và bạn bè.

Giai đoạn hình thành tính cách: Từ 10 – 15 tuổi

Thời điểm 10 – 15 tuổi, tính cách của trẻ sẽ thay đổi rất nhanh bởi trẻ đang trong độ tuổi dậy thì. Những diễn biến phát triển tâm lý trẻ cũng khá phức tạp, bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan.

Trẻ sẽ dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá của mọi người xung quanh để nhìn nhận lại hành vi của mình xem có phù hợp với chuẩn mực đạo đức của gia đình và xã hội hay không.

Giai đoạn hình thành tính cách: Từ 15 – 18 tuổi

Bước sang giai đoạn này, trẻ đã có ý thức về bản thân, từ đó nhu cầu muốn khẳng định bản thân cũng xuất hiện nhiều hơn. Tuy nhiên, trẻ cũng rất nhạy cảm với đánh giá của mọi người xung quanh. Vậy nên ba mẹ cần đặc biệt chú ý, tránh khiến trẻ cảm thấy quá tự ti.

Nhóm tính cách của trẻ 

Trẻ hướng ngoại

Trẻ hướng ngoại thường nói rất nhiều, quyết đoán và rất hòa đồng. Nguồn năng lượng của trẻ cũng rất dồi dào, bởi vậy trẻ sẽ vô cùng thích thú với các hoạt động thường ngày. Điều này cũng giúp mọi người xung quanh trẻ cảm thấy tích cực, vui vẻ và yêu đời theo.

Trẻ nhạy cảm

Tính cách của trẻ nhạy cảm thường bị chi phối bởi cảm xúc. Khi phải đối mặt với một tình huống nhất định, trẻ sẽ vừa nghĩ cho người khác, vừa nghĩ cho bản thân. Đây quả thực là một đức tính rất đáng quý.

Tuy nhiên chính điều này cũng là điểm yếu của trẻ. Nếu không biết cách kiểm soát cảm xúc, trẻ sẽ dễ dàng rơi vào tiêu cực, từ đó có xu hướng nản chí, không kiên trì với mục tiêu mà bản thân đã đặt ra trước đó.

Trẻ tận tâm

Đặc điểm tính cách của trẻ tận tâm chính là sự tỉ mỉ, chu đáo trong cuộc sống hằng ngày. Trẻ thuộc nhóm xu hướng tận tâm cũng rất biết cách tổ chức và chú ý tới các chi tiết xung quanh.

Đặc biệt, trẻ sẽ vô cùng nghiêm túc với bản thân. Ngoài ra, trẻ sở hữu tính cách này cũng rất biết quan tâm, giúp đỡ và an ủi mọi người xung quanh.

Trẻ thích trải nghiệm

Khác với các nhóm tính cách phía trên, trẻ thuộc xu hướng sẵn sàng trải nghiệm luôn có mong muốn tìm kiếm những điều mới lạ. Trẻ không ngại khó khăn, thử thách, luôn có ý chí tiến thủ.

Trong giai đoạn hình thành tính cách, trẻ thích trải nghiệm là luôn thích thú với những điều mới lạ

Tuy nhiên, chính tính cách này sẽ khiến trẻ dễ dàng từ bỏ mục tiêu cũ để hướng sang các hoạt động khác hấp dẫn, thú vị hơn.

Trẻ dễ tính

Trẻ có tính cách dễ chịu thường rất dễ dàng trong việc kết nối và xây dựng mối quan hệ với bạn bè, người thân. Tuy nhiên, trẻ thuộc nhóm tính cách này cũng rất dễ thỏa hiệp cũng như chấp nhận yêu cầu của người khác từ đó rơi vào tình trạng dễ bị lợi dụng và chi phối.

>>> BỔ SUNG VITAMIN D3 CHO TRẺ SƠ SINH ĐÚNG CÁCH

1
0