Sóng điện thoại có ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh không?

0
0

Ba mẹ thường xuyên dùng điện thoại khi đang chăm sóc trẻ sơ sinh, điều này dường như rất phổ biến. Vậy sóng điện thoại có ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh không? Dùng điện thoại khi đang ở gần trẻ sơ sinh có hại gì không? Để giải đáp cho các vấn đề này, bạn cần tìm hiểu rõ về sóng điện thoại.

Dù biết sóng điện thoại ảnh hưởng xấu đến não bộ và sức khỏe con người nhưng sức hấp dẫn từ những chiếc điện thoại thông minh lại khiến người dùng dễ dàng gạt những ảnh hưởng này sang một bên, ngay cả khi đang chăm sóc con nhỏ. Vậy sóng điện thoại có ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh như thế nào và cách hạn chế những tác hại của chúng khi vừa dùng điện thoại vừa chăm sóc trẻ?

1. Sóng điện thoại là gì, cơ chế hoạt động ra sao?

Sóng điện thoại là cụm từ được dùng để chỉ độ mạnh và điểm yếu của tín hiệu mà điện thoại nhận được. Đây là loại sóng điện từ được dùng để truyền thông tin nên cũng mang một số điểm tương đồng với sóng điện từ.

Sóng điện thoại là một dạng bức xạ điện từ
Sóng điện thoại là một dạng bức xạ điện từ

Cơ chế truyền dữ liệu của sóng điện thoại là sự chuyển đổi giữa tín hiệu âm thanh với tín hiệu tần số cao. Theo đó, giọng nói sẽ được truyền từ micro đến tai nghe của người ở phía bên kia thông qua sự chuyển đổi giữa hai loại tín hiệu này.

Trong quá trình hoạt động, điện thoại sẽ gửi các đoạn mã bằng dây xung vi ba ngắn liên tiếp với cường độ cao. Do các bức xạ phát ra không ngừng nên nói chuyện càng lâu thì máy càng nhanh nóng.

2. Sóng điện thoại có ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh không?

Mặc dù chưa có bằng chứng khoa học nào khẳng định sóng điện thoại có ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh về phương diện phát triển trí não hay gây bệnh ung thư, nhưng điều đó không có nghĩa sóng điện thoại an toàn với đối tượng này. Trên thực tế hiện nay có rất ít các nghiên cứu đánh giá về sóng điện thoại tác động lên chức năng nhận thức của trẻ sơ sinh. Hầu hết đối tượng được nghiên cứu là nhóm trẻ trên 10 tuổi và cũng chỉ dùng mô hình nhân tạo và động vật có kích thước đầu tương tự với kích thước đầu trẻ em để nghiên cứu.

Sóng điện thoại có ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh không
Sóng điện thoại có ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh không?

So với trẻ lớn, kích thước đầu của trẻ sơ sinh nhỏ hơn, xương hộp sọ mỏng hơn nên hấp thụ nhiều bức xạ hơn. Do đó, các nhà nghiên cứu tin rằng sóng điện thoại có ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh nhiều hơn, biểu hiện trên các phương diện như:

– Chậm phát triển và hay quấy khóc

Trẻ sơ sinh có bộ não chỉ nhỏ bằng ¼ so với kích thước của người lớn và có xương sọ cực kỳ mỏng manh. Đồng thời các tế bào não đang trong quá trình hoàn thiện nên rất nhạy cảm với các tác nhân bên ngoài. Do đó, các chuyên gia nhi khoa đưa ra nhận định nếu để trẻ thường xuyên tiếp xúc với sóng điện thoại có thể làm con hay quấy khóc, chậm phát triển.

Tiếp xúc nhiều với sóng điện thoại có thể khiến trẻ sơ sinh quấy khóc thường xuyên
Tiếp xúc nhiều với sóng điện thoại có thể khiến trẻ sơ sinh quấy khóc thường xuyên

– Ảnh hưởng đến não bộ

Một tác hại khác từ sóng điện thoại phải kể đến là gây ảnh hưởng tiêu cực cho não bộ của trẻ sơ sinh. Các kết luận từ nghiên cứu cho biết sóng điện thoại làm kìm hãm 40% khả năng phát triển của trẻ nhỏ. Đồng thời mô não của bé hấp thụ sóng điện thoại nhiều hơn gấp 2 lần so với người trưởng thành. Đặc biệt trong tình trạng cơ thể của trẻ sơ sinh vẫn còn yếu ớt và đang trong quá trình thích nghi với môi trường bên ngoài bụng mẹ thì càng không có sức “phòng vệ” trước tác hại của sóng điện thoại.

– Thị lực giảm sút

Khi mới chào đời, mắt của trẻ còn rất yếu nên khả năng chịu đựng cường độ ánh sáng mạnh kém. Nếu cho trẻ nhìn màn hình điện thoại quá sớm có thể gây ra các bệnh về mắt và bị giảm thị lực. Đặc biệt, nếu dùng đèn flash để chụp ảnh cho bé có thể khiến giác mạc bị tổn thương.

– Nguy cơ với bệnh ung thư

Nghiên cứu về tác động của sóng điện thoại được thực hiện trên chuột đã cho thấy rằng chuột tiếp xúc với với sóng điện thoại 9 tiếng/ ngày trong suốt 2 năm thì não của chúng sẽ có khối u.

3. Sử dụng điện thoại như thế nào cho an toàn?

Mặc dù sóng điện thoại có ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh với nhiều vấn đề đáng lo ngại nhưng việc không dùng điện thoại trong xã hội hiện nay là gần như không thể bởi tính hữu dụng mà nó mang lại. Để bảo vệ sức khỏe của trẻ sơ sinh trước những hệ lụy đã nói đến ở trên, khi sử dụng điện thoại bạn nên lưu ý:

– Chỉ nên ưu tiên sử dụng điện thoại cho những tình huống cần thiết và khi gọi điện thoại không nên gọi quá lâu.

– Tránh để điện thoại quá gần trẻ sơ sinh để phòng ngừa nguy cơ ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết và tim mạch. Khoảng cách được xem là an toàn ở mức tối thiểu là 100cm và càng để xa thì ảnh hưởng của sóng điện thoại đến trẻ sơ sinh sẽ càng được giảm xuống.

– Nên gọi điện thoại vào thời điểm tín hiệu sóng mạnh nhất và cố gắng để cách xa não bộ càng nhiều càng tốt để giảm thiểu sự tác động của bức xạ được sinh ra trong quá trình gọi điện.

– Nên dùng tai nghe để nghe nhằm làm giảm tỷ lệ bức xạ tiếp xúc với cơ thể.

– Khi ngủ nên để điện thoại cách xa đầu để tránh tia bức xạ của sóng điện thoại ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh.

Nói tóm lại, sóng điện thoại có ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh cụ thể như thế nào đến nay vẫn chưa khẳng định chắc chắn. Tuy nhiên, để đề phòng những hệ lụy không tốt có thể xảy ra, tốt nhất các mẹ nên cố gắng hạn chế dùng điện thoại. 

>>> Lấy tế bào gốc từ máu cuống rốn: Những điều cần biết

0
0