Sốt ở trẻ em ngày càng trở nên phố biến và nó khiến cho phụ huynh và trẻ gặp nhiều phiền toái. Vậy làm thế nào để đẩy lùi các cơn sốt cho bé?
1. Sốt là gì?
Sốt là một triệu chứng y khoa thông thường khi nhiệt độ của cơ thể tăng trên điểm điều nhiệt hoặc nhiệt độ của điểm điều nhiệt hạ thấp hơn nhiệt độ trung tâm của cơ thể.
Sốt có lợi hay có hại đối với cơ thể trẻ?
Thông thường sốt có lợi vì sốt là tình trạng đáp ứng lại của cơ thể đối với tác nhân gây bệnh. Trong một số trường hợp sốt có thể gây các biến chứng có hại cho cơ thể như: co giật do sốt hay xuất hiện ở trẻ em, mất nước gây rối loạn điện giải do sốt.
2. Các tác nhân gây sốt hay gặp
Tác nhân hay gặp gây sốt là nhiễm trùng (nhiễm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng…)
Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như:
- Do những bệnh lý hệ thống.
- Do các bệnh lý ung thư.
- Không rõ nguyên nhân.
3. Xử trí sốt ở trẻ
Các biện pháp hạ sốt vật lý
- Mặc quần áo thoáng mát, không nên mặc quần áo quá dày hoặc quá nhiều quần áo.
- Đảm bảo phòng của con được thoáng mát, không quá nóng hoặc quá lạnh.
- Chườm ấm bằng khăn mềm hoặc lau người bằng khăm ấm (đặt khăn ở 2 bên nách, 2 bên bẹn và 1 khăn để lau khắp người.
- Cho con uống nhiều nước để tránh mất nước: Oresol, sữa, nước cam, …
Thuốc được dùng là Paracetamol dạng uống và dạng đặt hậu môn với liều lượng 10 – 15mg/kg/lần (mỗi 4-6 tiếng/lần) hoặc Ibuprofen 5-10 mg/kg/lần mỗi 8 giờ.
Khi trẻ co giật do sốt tại nhà
- Khi thấy bé co giật do sốt cao, cha mẹ cần giữ thái độ bình tĩnh.
- Đặt trẻ nằm quay mặt sang một bên.
- Nới lỏng quần áo.
- Liên hệ trực tiếp với bác sĩ hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
Lưu ý các dấu hiệu nguy hiểm khi trẻ bị sốt
Cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất khi trẻ có các dấu hiệu nguy hiểm sau:
- Quấy khóc bất thường
- Khó chịu hoặc quấy khóc
- Mệt mỏi, li bì khó đánh thức
- Phát ban hoặc vân tím trên da
- Môi, lưỡi hoặc đầu ngón tay tím
- Thóp phồng hoặc lõm
- Cứng cổ
- Đau đầu dữ dội
- Đi khập khiễng hoặc hạn chế vận động