Thai nhi 17 tuần phát triển như thế nào?

0
0

Thai nhi 17 tuần đã hình thành đầy đủ tay chân và các cơ quan quan trọng. Em bé 17 tuần cũng có thể rất năng động và bắt đầu có những cử động trong bụng mẹ. Thai 17 tuần tuổi cũng có thể nghe và phản ứng với tiếng ồn bên ngoài cơ thể mẹ.

1. Sự phát triển của thai nhi 17 tuần

Thai nhi 17 tuần phát triển như thế nào?
Thai nhi 17 tuần phát triển như thế nào?

Thai nhi 17 tuần tuổi có kích thước của một quả bơ, nặng từ 155-207g và có chiều dài từ đầu đến mông khoảng 12cm.

Sự phát triển thai nhi tuần 17 tập trung vào bộ phận nhau thai. Trong tuần thai này, nhau hình thành thêm hàng ngàn mạch máu để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi. Thai phát triển ngày một lớn nên cũng cần thêm nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Hệ thống mạch máu dưới da bé cũng đã phát triển đầy đủ hơn. Thông qua siêu âm màu, mẹ có thể nhìn thấy những mạch máu này nằm dưới lớp da trong suốt của bé. Bên cạnh đó, xung quanh các dây thần kinh của bé cũng bắt đầu hình thành một lớp chất béo để bảo vệ cơ thể.

Các cơ quan cảm thụ của bé cũng đã dần hoàn thiện: vị giác phát triển, thính giác cũng hoàn thiện hơn, bé đã bắt đầu nghe được âm thanh bên ngoài. Những sợi tóc đầu tiên bắt đầu có mặt trên đầu bé. Dấu vân tay của bé cũng được hình thành trong tuần thai này. Não và hệ thống thần kinh ngày càng một phát triển.

Thai nhi bắt đầu nuốt được dịch ối và thận bắt đầu hoạt động để bài tiết nước tiểu. Khi siêu âm thai trong tuần này, mẹ bầu có thể nhìn thấy thận của em bé.

Bộ phận sinh dục thai 17 tuần cũng đã phát triển khá rõ ràng. Nếu mẹ mang thai bé gái thì tử cung và ống dẫn trứng đã hình thành và vào đúng vị trí. Nếu là bé trai, bộ phận sinh dục đã có thể quan sát được qua siêu âm. Nhưng đôi khi siêu âm vẫn chưa xác định được giới tính chính xác do tư thế nằm của bé che mất bộ phận này.

2. Các chỉ số thai nhi 17 tuần

Để đảm bảo thai nhi luôn khỏe mạnh, mẹ bầu cần tuân thủ lịch khám thai định kỳ để theo dõi sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Ở thời điểm thai nhi 17 tuần tuổi, các xét nghiệm hay kết quả siêu âm sẽ cho mẹ bầu biết các chỉ số quan trọng của bé, cụ thể như sau:

  • Chiều dài đầu mông (CRL): 130 mm
  • Cân nặng thai ước tính (EFW): 150g – 212g
  • Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 36mm
  • Chiều dài xương đùi của thai nhi (FL): 23mm
  • Nhịp tim thai nhi: 140 – 150 nhịp/phút
  • Chu vi vòng bụng (AC): 100mm – 147mm
  • Chu vi đầu (HC): 130mm – 146mm
  • Chiều dài bàn chân thai nhi (FT): 23mm

3. Thai nhi 17 tuần mẹ nên ăn gì?

Các thực phẩm tốt cho mẹ bầu

Kể từ khi thai nhi 17 tuần, mẹ bầu sẽ cảm nhận được rõ rệt sự phát triển của thai nhi từng ngày trong bụng. Do đó mà mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất để thai nhi phát triển một cách tốt nhất.

Các thực phẩm cần bổ sung khi thai nhi 17 tuần có thể kể đến như sau:

  • Protein: Các loại thực phẩm giàu protein rất tốt cho mẹ bầu trong giai đoạn này. Mẹ nên bổ sung protein dưới dạng thịt nạc, trứng, đậu phụ, các loại cá tốt cho mẹ hoặc thịt bò.
  • Chất xơ: Bổ sung chất xơ từ rau củ, trái cây giúp thai nhi phát triển trí não và hạn chế tình trạng táo bón khi mang thai và tăng huyết áp thai kỳ.
  • Canxi: Bổ sung canxi thông qua sữa bầu, sữa tươi, sữa chua, phô mai,… giúp xương của mẹ chắc khỏe hơn và hỗ trợ phát triển hệ xương của bé. Khi thai nhi 17 tuần tuổi, mẹ bầu cần bổ sung 1000mg – 1200mg canxi/ngày.
  • Axit folic: Thực phẩm giàu axit folic như măng tây, đậu nành, củ cải trắng, súp lơ xanh,… giúp phòng tránh các dấu hiệu sinh non và dị tật bẩm sinh ở trẻ.
  • Vitamin C: Bổ sung vitamin C thông qua thực phẩm như nước cam hoặc thuốc bổ giúp tăng sức đề kháng, giúp sửa chữa mô. Tuy nhiên, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống vitamin tổng hợp để tránh ngộ độc do thừa vitamin C.
  • DHA: Bổ sung DHA là vô cùng cần thiết trong suốt thai kỳ để giúp thai nhi phát triển toàn diện về thị giác, trí não và hệ tuần hoàn. Mẹ bầu cần trung bình 200 mg DHA mỗi ngày thông qua các thực phẩm như: cá hồi, tôm, mực, cua,…
  • Sắt và kẽm: Bổ sung sắt cho mẹ bầu hay các loại thực phẩm giàu kẽm là cần thiết trong giai đoạn này để thúc đẩy thai kỳ khỏe mạnh và phòng tránh tình trạng thiếu máu khi mang thai.

>>> Thai nhi 18 tuần phát triển như thế nào?

0
0