Có không ít chị em phát ra rằng mình đã có thai được khoảng 5 tuần khi nhận thấy bản thân bị trễ kinh hoặc có một vài dấu hiệu mang thai. Vậy thai nhi 5 tuần tuổi phát triển như thế nào? Thai 5 tuần đã có tim thai chưa? Những thay đổi gì đang diễn ra trong cơ thể bạn?
1. Sự phát triển của thai nhi 5 tuần tuổi
Với thai nhi 5 tuần tuổi, hệ thần kinh và tuần hoàn của bé đang phát triển, não và tủy sống đang hình thành. Cụ thể như sau:
- Bên trong túi phôi đã hình thành mầm phôi 3 lá.
- Đã hình thành hệ thống tuần hoàn từ mesoderm.
- Các đường nét trên khuôn mặt bắt đầu rõ ràng hơn.
- Não bộ phát triển nhanh chóng với khoảng 100 tế bào não được hình thành mỗi phút.
- Tuyến sinh dục bắt đầu phát triển nhưng lúc này vẫn chưa xác định được giới tính.
Khi thai nhi 5 tuần tuổi, mẹ có thể thai giáo cho thai nhi bằng app thai giáo, đọc sách thai giáo hay và cho thai nhi nghe nhạc thai giác 3 tháng đầu.
2. Thai nhi 5 tuần tuổi đã có tim thai chưa?
Tim của thai nhi 5 tuần tuổi đã được tạo thành từ 2 kênh nhỏ được gọi là ống tim. Khi các ống tim hợp nhất sẽ tạo thành trái tim hoàn chỉnh. Nhịp tim thai lúc này khoảng 80 – 85 nhịp mỗi phút.
Tuy nhiên, nếu bác sĩ siêu âm vẫn chưa đo được tim thai thì bố mẹ cũng không cần lo lắng. Sau 6 tuần hoặc muộn hơn nhịp tim của bé sẽ trở nên rõ ràng hơn.
3. Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào khi thai nhi 5 tuần tuổi
Tính cách của người mẹ có thể thay đổi thất thường khi mang thai 5 tuần. Đây là điều hoàn toàn bình thường do sự thay đổi của nội tiết tố nên không đáng lo. Bên cạnh đó, sự thay đổi lớn trong cuộc sống cũng khiến mẹ dễ cảm thấy áp lực và xúc động.
Một vài triệu chứng khi mẹ mang thai 5 tuần tuổi bao gồm:
- Đau ngực: Đây được xem là triệu chứng khá phổ biến khi có bầu thai nhi 5 tuần tuổi.
- Ốm nghén: Mẹ có thể cảm thấy buồn nôn vào buổi sáng hoặc nhiều lần trong ngày. Để giảm tình trạng này, mẹ hãy ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. Nếu tình trạng ốm nghén quá nặng gây ảnh hưởng đến cuộc sống hoặc cơn ốm nghén hết đột ngột, mẹ hãy thăm khám ngay nhé!
- Đi tiểu nhiều: Khi mang thai 5 tuần mẹ sẽ đi tiểu thường xuyên hơn.
- Mệt mỏi: Cơ thể mẹ bầu luôn cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, uể oải. Đây là điều khá bình thường khi mang thai.
- Chuột rút: Chuột rút là dấu hiệu cho thấy phôi thai đã làm tổ trong tử cung. Đây cũng là dấu hiệu nhận biết tử cung đang mở rộng và kéo dây chằng căng ra. Song nếu tình trạng chuột rút quá nghiêm trọng, mẹ hãy đến gặp bác sĩ ngay nhé.
4. Mẹ bầu nên bổ sung thực phẩm gì khi thai nhi 5 tuần tuổi?
Khi mang thai 5 tuần tuổi, mẹ nên bổ sung đầy đủ nhóm thực phẩm sau đây:
- Tinh bột: Từ gạo, ngô, khoai lang,…
- Chất béo: Từ mỡ, lạc, dầu,…
- Chất đạm: Từ trứng, tôm, thịt, cá, đậu,…
- Chất xơ, các vitamin và khoáng chất: Từ hoa quả và rau xanh.
Cụ thể hơn:
- Canxi cho bà bầu: Mẹ bầu cần bổ sung 1000 mg canxi mỗi ngày. Thực phẩm giàu canxi như cua, tôm, cá, trứng, sữa chua, sữa bầu, váng sữa,…
- Omega 3: Có nhiều trong dầu ăn, dầu oliu, mỡ cá,…
- Sắt: Đây là vi chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu, vận chuyển oxy cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Do đó, mẹ cần bổ sung đầy đủ thông qua các loại đậu đỗ, thịt đỏ, trứng gà và bổ sung thêm thông qua các loại thuốc bổ cho bà bầu.
- Axit folic: Cần thiết cho sự phát triển hệ thần kinh thai nhi và có nhiều trong gan động vật, đậu, rau có màu xanh thẫm.
- Đạm: Giúp tạo xương, cơ và máu. Đạm có nhiều trong cá, thịt gà, trứng,…
- Kẽm: Kẽm rất cần thiết trong quá trình phát triển cân nặng và kích thước vòng đầu của thai nhi. Kẽm thường có nhiều trong thịt gia cầm, sữa, hải sản.
- I-ốt: Giúp não bộ trẻ phát triển toàn diện nên cũng là vi chất không thể thiếu.
- Nước: Mẹ bầu cần bổ sung từ 1,8 – 2 lít nước mỗi ngày để chống táo bón khi mang thai, giúp cơ thể mẹ lẫn thai nhi khỏe mạnh hơn.
5. Mẹ bầu cần kiêng gì khi thai nhi 5 tuần tuổi?
Bên cạnh những thực phẩm cần bổ sung, mẹ bầu cũng nên tránh một số thực phẩm và đồ uống có hại cho thai nhi như:
- Các loại nước ngọt có gas, bia, rượu vì chúng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.
- Đồ ăn đóng hộp, dưa muối, thức ăn nhanh, cà muối, măng muối. Đây là các thực phẩm chứa nhiều muối và phụ gia, dễ gây ra các vấn đề về tiêu hóa, đặc biệt không tốt cho cả mẹ lẫn thai nhi.
- Thuốc lá: Mẹ bầu hút thuốc lá có nguy cơ sinh non và sảy thai cao. Do đó, nếu mẹ đang hút thuốc thì cần bỏ ngay nhé. Đồng thời, mẹ cũng cần tránh tình trạng hút thuốc lá thụ động.
>>> Thai nhi 6 tuần phát triển như thế nào?