Đối với nhiều mẹ lần đầu có em bé thì khái niệm tóc máu là gì có vẻ còn hơi lạ lẫm với các mẹ. Thật ra tóc máu vô cùng thân thuộc và bé nào cũng có nhưng ít người biết đến cái thuật ngữ lạ lẫm này. Hoặc nếu đã biết thì nhiều mẹ cũng còn băn khoăn không biết có nên cắt tóc máu ở trẻ sơ sinh hay không.
1. Tóc máu là gì?
Tóc máu (Lanugo) hay còn gọi là tóc non. Đây là lớp tóc đầu tiên của trẻ sơ sinh được hình thành từ khi em bé còn trong bụng mẹ. Tóc máu được hình thành vào tuần thứ 24 sau khi trứng được thụ thai và tiếp tục phát triển dài ra cho đến khi bé được sinh ra đời.
Chức năng của tóc máu là gì? Tóc máu có chức năng bảo vệ, giữ ấm phần thóp còn rất non nớt của trẻ sơ sinh.
2. Có nên cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh?
Nhiều mẹ dù đã biết tóc máu là gì nhưng chắc hẳn không ít mẹ thắc mắc việc có nên cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh hoặc có nên giữ lại tóc máu của trẻ sơ sinh hay không; và nếu có cắt thì khi nào cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh?
Có nhiều quan niệm rằng nếu cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh thì sẽ giúp tóc trẻ mọc dày và đen hơn. Thực tế là chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chứng minh điều này cả. Độ dày và màu sắc tóc trẻ sẽ phụ thuộc chủ yếu vào gen di truyền.
Ngoài ra, tóc máu cũng có cấu trúc tương tự tóc bình thường nên sẽ có sự rụng tự nhiên; sợi tóc nào dài ra trước sẽ rụng trước. Dần dần, khi tóc máu của trẻ rụng, tóc bình thường sẽ mọc lên thay thế.
Ở trẻ sơ sinh sau khoảng 3 tháng tuổi, vùng tóc sau đầu của trẻ sẽ tự rụng, tự thay tóc mới, mà dân gian chúng ta gọi là rụng tóc vành khăn. Đây hoàn toàn là một hiện tượng sinh lý bình thường. Vì thế mẹ cũng không cần thiết cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh.
Biết chức năng của tóc máu là gì, mẹ sẽ hiểu có nên cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh không?
3. Có nên giữ lại tóc máu của trẻ sơ sinh?
Giữ tóc máu cho trẻ sơ sinh để làm gì? Theo quan niệm dân gian, việc giữ lại tóc máu còn giúp giữ vía cho trẻ sơ sinh. Nên khi cắt tóc cho trẻ lần đầu, mẹ có thể giữ lại một ít, cho vào túi nilon cất đi để mong may mắn đến với con.
Nhưng như đã nói ở trên, tóc máu giúp bảo vệ thóp bé sơ sinh. Do cấu trúc xương còn non yếu nên việc có thêm lớp tóc máu bao quanh thóp sẽ hạn chế lực chạm vào thóp bé. Nếu quyết định cắt tóc máu cho bé, mẹ cần lưu ý một số điều
4. Lưu ý khi cắt tóc máu cho bé là gì?
Mặc dù việc cắt tóc máu cho bé là không mấy cần thiết; nhưng nếu để tóc máu dài và dày, làm ảnh hưởng đến con, cha mẹ nên cân nhắc đến việc cắt ngắn tóc cho bé. Vậy lưu ý khi cắt tóc máu cho bé là gì?
- Không cắt khi bé đang ngủ.
- Sau khi cắt tóc máu cho trẻ hãy nhớ tắm lại sạch sẽ.
- Không cắt tóc máu cho trẻ còn quá nhỏ, cụ thể là dưới 5 tháng tuổi.
- Không cắt tóc máu khi bé đang khó chịu, quấy khóc hoặc đang bị ốm.
- Cố gắng cắt tóc cho bé càng nhanh càng tốt vì bé dễ ngọ nguậy, chạm vào kéo hay dụng cụ cắt.
Tóm lại, tóc máu là gì?
Tóc máu là lớp tóc đầu tiên của trẻ sơ sinh, đã được hình thành từ khi em bé còn trong bụng mẹ. Bắt đầu từ tuần thai thứ 24 trở đi, tóc máu được hình thành và cứ thế phát triển dài ra cho đến khi em bé chào đời.
Tóc máu giúp bảo vệ thóp đầu, giữ ấm phần đầu của bé. Vì vậy, không nên cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh nếu tóc máu không gây ảnh hưởng gì đến sinh hoạt của bé. Hơn nữa, tóc máu sẽ dần rụng theo thời gian và được thay thế bằng tóc bình thường.
Nếu mẹ muốn cắt tóc máu cho con, hãy đảm bảo con trên 5 tháng tuổi, không ốm đau, quấy khóc, khó chịu hay đang ngủ.
Qua bài viết, hy vọng cha mẹ đã hiểu tóc máu là gì và biết những lưu ý khi cắt tóc máu cho bé.
>>> Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình là thiếu chất gì?