Cơm, mì, nui gà trước cổng trường khiến 12 học sinh ở Nha Trang ngộ độc

1
0
học sinh ở Nha Trang ngộ độc

Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm xác định 12 học sinh ở Nha Trang ngộ độc do ăn cơm, mì nui gà song không thể xác định cụ thể món gây độc, nhóm học sinh thuộc trường THPT Nguyễn Văn Trỗi.

Kết luận trên được Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm đưa vào báo cáo kết thúc vụ 12 học sinh trường THPT Nguyễn Văn Trỗi (TP Nha Trang) ngộ độc nhập viện hôm 28 và 29/3. Trong đó, 10 em nhập viện, hai em điều trị ngoại trú do tình trạng nhẹ.

Các trường hợp các em học sinh ở Nha Trang ngộ độc lần này đều xuất hiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy… sau khi ăn món mua của bà Dương Thị Hoàng Anh, 46 tuổi, sáng và chiều hai ngày trên. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân nhiễm trùng đường ruột, viêm dạ dày, ruột cấp, nhiễm trùng tiêu hóa, nhiễm độc thức ăn do vi khuẩn.

Theo báo cáo, bà Oanh bán thức ăn ở vỉa hè trước trường THPT Nguyễn Văn Trỗi. Mỗi ngày bà bán 50-60 suất ăn (buổi sáng) và 30-40 suất ăn (buổi tối), mỗi phần 10.000-15.000 đồng. Các món ăn gồm cơm, mì, nui kèm gà chiên, gà xé, dưa leo, một số món có rau muống, sốt trứng tự làm. Học sinh ngộ độc ăn những món khác nhau.

Khi lực lượng chức năng kiểm tra, bà Oanh không còn mẫu thức ăn đã chế biến và nguyên liệu thực phẩm vì đã bán hết trong ngày. Vì vậy, đoàn kiểm tra không thể xác định được món ăn cụ thể gây ngộ độc, song tác nhân gây ngộ độc nghi là vi sinh vật.

Ngoài ra, Viện Pasteur Nha Trang kiểm nghiệm mẫu lấy tại cơ sở bà Oanh, phát hiện vi khuẩn Salmonella và E.coli ở các dụng cụ đựng gà chiên và sốt trứng. Tuy nhiên, vì không lấy được mẫu thức ăn và thời gian lấy mẫu sau hai ngày (kể từ khi xảy ra ngộ độc) nên không đủ căn cứ để đánh giá nguyên nhân ngộ độc thực phẩm. Các mẫu lấy bàn tay nhân viên cơ sở, nước máy không phát hiện vi khuẩn.

12 học sinh ở Nha Trang ngộ độc sau khi ăn mì nui gà trước cổng trường

Kết quả xét nghiệm 7 mẫu bệnh phẩm (mẫu phân) của bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa phát hiện một mẫu dương tính với vi khuẩn Salmonella.

Cùng với cơ sở của bà Oanh, đoàn kiểm tra liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm TP Nha Trang làm việc với hai cơ sở khác cũng bán thức ăn cho học sinh trước cổng trường. Những cơ sở này đều không có giấy tờ liên quan đến kinh doanh thức ăn như hồ sơ khám sức khỏe, giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm, hợp đồng và giấy tờ liên quan đến nguồn gốc thực phẩm; cũng không còn lưu mẫu thức ăn, nguyên liệu đã chế biến.

>> Xem thêm: Rối loạn tiêu hóa ở trẻ: Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục

Mức độ nguy hại khi thực phẩm nhiễm độc tố và vi sinh vật

Salmonella là độc tố thường có trong thịt, gia cầm, sữa, lòng đỏ trứng còn sống hoặc bị ô nhiễm, lây lan qua dao, bề mặt cắt hoặc dụng cụ xử lý thực phẩm bị nhiễm. Khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua thức ăn, lây lan từ ruột vào máu và các cơ quan khác gây nhiễm trùng, nhiễm độc. Dấu hiệu khởi phát khi nhiễm khuẩn độc là nôn nao, buồn nôn, nôn, đau bụng và đi ngoài phân lỏng. Một số trường hợp nhức đầu, đau đầu, mất ngủ, phát ban. Nếu không bù nước kịp thời, người bệnh mất nước, giảm huyết áp, tụt huyết áp, suy đa cơ quan, thậm chí tử vong.

Thực phẩm nhiễm vi khuẩn có thể gây nguy hại lớn đến sức khỏe con người
Thực phẩm nhiễm vi khuẩn có thể gây nguy hại lớn đến sức khỏe con người

E.coli là một loại vi khuẩn phổ biến, cư trú trong ruột của người và động vật. Một số chủng E.coli có khả năng tạo ra độc tố cực mạnh, có thể gây bệnh nghiêm trọng.

>> Xem thêm: Rotavirus có thể gây nguy hiểm như thế nào đối với trẻ nhỏ?

Đây không phải là trường hợp học sinh ở Nha Trang ngộ độc đầu tiên

Đây là một trong nhiều vụ học sinh ở Nha Trang ngộ độc trong hơn một tháng qua. Đầu tháng 4, 37 học sinh ở phường Vĩnh Trường, TP Nha Trang, ngộ độc sau khi ăn sáng với cơm gà, sushi, đồ ăn nhanh… Nguyên nhân gây ngộ độc đến nay chưa được xác định. Một học sinh nữ tử vong, cơ quan chức năng chưa công bố nguyên nhân, nhưng đại diện Sở Y tế khẳng định “không do ngộ độc”.

Tháng 3, 369 người bị ngộ độc do ăn tại quán cơm gà Trâm Anh vì nhiễm khuẩn Salmonella, Bacillus cereus, Staphylococcus aureus… Cơ quan chức năng cũng chưa xác định loại thực phẩm nào gây ngộ độc.

Thiết nghĩ cơ quan chức năng cần có biện pháp kiểm tra và rà soát các cơ sở, điểm bán hàng rong khu vực này để tránh trường hợp tương tự diễn ra.

1
0