Còi xương có di truyền hay không?

0
0

Chị Hoàng My (33 tuổi, ở Bình Phước) hỏi: Bé gái lớn nhà em sinh ra đã có biểu hiện còi xương. Nay bé 6 tuổi, dù được bổ sung đủ canxi, vitamin D nhưng vẫn chưa đạt tốc độ tăng trưởng như các bạn đồng lứa. Nay em đang mang thai bé thứ hai, đã ăn uống đầy đủ trong thai kỳ, bổ sung vi chất cho bé từ trong bụng mẹ, nhưng vẫn lo bé sinh ra bị còi xương giống chị. Bác sĩ cho em hỏi, còi xương có di truyền hay không? Nếu có thì làm sao để giảm thiểu tối đa triệu chứng của bệnh?

Bác sĩ giải đáp:

Chào mẹ,

Trẻ em bị còi xương là do cơ thể bị thiếu hụt vitamin D, làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hóa canxi và phốt pho (là những chất cần thiết cho sự phát triển của xương). Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu ánh sáng mặt trời, do kiêng khem quá mức và chế độ ăn nghèo canxi – phốt pho. Như vậy, còi xương không có tính di truyền. Muốn giảm thiểu tối đa triệu chứng của bệnh, thì ngay từ khi mang thai người mẹ nên thường xuyên đi dạo ngoài trời để tiếp nhận vitamin D.

Bổ sung Vitamin D có tác dụng phòng tránh bệnh còi xương ở trẻ
Bổ sung vitamin D có tác dụng trong việc phòng tránh bệnh còi xương ở trẻ

Trong chế độ ăn, mẹ nên ăn các loại thực phẩm có nhiều canxi và vitamin D như cá, cua, trứng, gan, sữa…

Trẻ sau khi sinh cần được bú ngay, bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Khi trẻ ăn dặm nên cho trẻ ăn đủ chất, thường xuyên cho trẻ ăn cua, cá, trứng, sữa, gan, phô mai, các loại rau xanh. Chú ý, bữa ăn luôn có dầu ăn hoặc mỡ để tăng hấp thu vitamin D. Trẻ luôn được sống trong môi trường trong sạch, thoáng mát, có nhiều ánh sáng. Bổ sung vitamin D cho trẻ bú mẹ hoàn toàn hoặc sử dụng dưới 1 lít sữa công thức mỗi ngày, hay ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

>>> Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh

0
0