Bên cạnh bệnh cao huyết áp, hạ huyết áp cũng là bệnh lý phổ biến có thể xảy ra ở bất kì độ tuổi nào. Các dấu hiệu hạ huyết áp như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Dấu hiệu hạ huyết áp như thế nào?
Cô Trần Thị Bé B: Chào bác sĩ! Người bị hạ huyết áp có biểu hiện gì? Cần xử trí ra sao khi bị hạ huyết áp?
Bác sĩ giải đáp
Hạ huyết áp là bệnh lý nguy hiểm không được lơ là, thiếu cảnh giác. Hạ huyết áp gây ra những khó khăn và mệt mỏi cho người bệnh trong thời gian dài.
Các triệu chứng của hạ huyết áp bao gồm:
Đo huyết áp chỉ số thấp hơn hoặc bằng 90/60mmHg;
Mệt mỏi, choáng váng;
Mất thăng bằng, chóng mặt;
Bủn rủn chân tay;
Buồn nôn, nôn, vã mồ hôi;
Thở nồng, tim đập nhanh, đánh trống ngực.
Để xử lý và cải thiện những triệu chứng của hạ huyết áp, người bệnh cần chú ý những vấn đề sau:
Bước 1: Di chuyển người bị hạ huyết áp tới nơi thoáng mát hoặc đặt người bị hạ huyết áp nằm trên giường, dùng gối kê chân cao hơn so vớ đầu.
Bước 2: Dùng máy đo huyết áp để kiểm tra tình trạng hiện tại.
Bước 3: Cho người bị hạ huyết áp uống nước nóng/ chè nóng/ cà phê/ nước sâm/ trà gừng/ nước đường/ sữa để điều tiết huyết áp.
Bước 4: Đo lại huyết áp để theo dõi chỉ số.
Cần lưu ý trong trường hợp người bệnh không còn tình táo, không cho họ uống thuốc huyết áp, đồng thời nhanh chóng gọi cấp cứu 115 và chuyển người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.
>>> Zona thần kinh có nguy hiểm không?