Hóc dị vật gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của người mắc. Có những trường hợp nếu xử lý không kịp thời có thể không qua khỏi. Cần làm gì khi bị hóc dị vật? Tìm hiểu qua phần hỏi đáp của chuyên gia dưới đây nhé!
Làm gì khi bị hóc dị vật?
Lê Thanh T: Tôi có 2 con nhỏ thường xuyên bị sặc đồ ăn. Tôi không biết mình nên làm gì khi bị hóc dị vật? Có nên móc họng để nôn ra hay không?
Bác sĩ giải đáp
Chào bạn,
Tai nạn hóc dị vật rất phổ biến trong đời sống hằng ngày. Khi gặp tình huống này, trước tiên hãy cố gắng ổn định tâm lý của người đang bị hóc dị vật. Sau đó hãy thực hiện các thao tác như sau:
1. Dùng đèn pin kiểm tra khoang miệng xem có dị vật không.
2. Xác định tình trạng của người bị hóc dị vật:
– Nếu người bị hóc dị vật còn hồng hào, khóc được, nói được, không khó thở thì bạn cần để người bị hóc dị vật ở tư thế ngồi thở, giữ yên (nếu là trẻ em) và đưa đến bệnh viện để kiểm tra và gắp dị vật.
– Nếu người bị hóc dị vật xuất hiện tình trạng tím tái, khó thở, khóc và nói khó, hãy nhanh chóng gọi cấp cứu, tìm người hỗ trợ và tiến hành thủ thuật vỗ lưng, ép bụng.
– Áp dụng biện pháp Heimlick với các động tác vỗ lưng và ép bụng, cụ thể:
5 lần vỗ lưng (giữa 2 bả vai): Gập phần thân trên của người bị hóc dị vật song song với mặt đất và dùng lòng bàn tay vỗ liên tiếp.
5 lần éo bụng: Vòng tay ôm eo người bị hóc dị vật, trong đó 1 tay nắm lại và đặt vào vị trí trên rốn, tay kia nắm lấy nắm tay rồi ấn mạnh vào bụng với lực đẩy nhan, hướng lên trên tới khi dị vật được đánh bật ra ngoài.
3. Trong trường hợp chưa lấy được dị vật ra ngoài, hãy nhanh chóng đưa người bị hóc dị vật tới cơ sở y tế gần nhất để can thiệp thủ thuật gắp dị vật ra. Với trường hợp đã lấy được dị vật ra ngoài, bạn cũng nên đưa họ đến cơ sở y tế để được kiểm tra xem có tổn thương gì khác không.
Bên cạnh đó, khi sơ cứu cho người bị hóc dị vật, bạn cần lưu ý:
– Không để người bị hóc dị vật tự gây nôn vì có nguy cơ hóc dị vật vào đường thở.
– Không dùng mẹo dân gian như nuốt cơm, hoa quả,… vì điều này có thể khiến tình trạng hóc dị vật trở nên nghiêm trọng hơn.
– Không cố nuốt nếu dị vật sắc nhọn vì có thể làm rách thực quản.
– Đối với phụ nữ mang thai: Tuyệt đối không thực hiện các động tác vỗ lưng và ép bụng. Hãy nhanh chóng đưa thai phụ đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ hỗ trợ.
>>> Mất ngủ kéo dài phải làm sao?