Mất ngủ ở người trẻ tuổi gây hậu quả gì?

1
0
Tìm hiểu chứng mất ngủ ở người trẻ tuổi

Ngày nay mất ngủ không còn là căn bệnh của người già nữa, hội chứng mất ngủ ở người trẻ tuổi đang ngày càng trở nên phổ biến do nhiều nguyên nhân gây ra. Cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết bên dưới.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ ở người trẻ tuổi

Mất ngủ được chia thành 2 dạng chính:

  • Mất ngủ cấp tính: Mất ngủ không thường xuyên, không kéo dài quá 1 tháng
  • Mất ngủ mạn tính: Mất ngủ thường xuyên, lặp đi lặp lại nhiều lần và kéo dài hơn 1 tháng.
Lạm dụng thiết bị công nghệ là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng mất ngủ ở người trẻ
Lạm dụng thiết bị công nghệ là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng mất ngủ ở người trẻ

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ ở người trẻ hiện nay có thể bao gồm:

  • Áp lực công việc, học tập: Cuộc sống hiện đại buộc những người trẻ phải quay cuồng vào học tập và công việc. Áp lực từ bài thi, thời hạn quy định (deadline)… làm hệ thần kinh luôn ở trạng thái kích thích, điều này có thể dẫn đến tình trạng khó ngủ.
  • Lạm dụng thiết bị công nghệ – đây chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng mất ngủ ở người trẻ tuổi: Người trẻ có thói quen sử dụng máy tính, điện thoại… trước khi đi ngủ. Sóng điện thoại, máy tính là nguyên nhân gây hại cho hệ thần kinh, gây nhức mắt, mỏi mắt… dễ dẫn tới mất ngủ, khó ngủ.
  • Do thói quen ăn uống: Hay đi tiệc tùng, thích đồ ăn vặt… sẽ khiến nhiều bạn trẻ có thói quen ăn quá no trước khi ngủ. Điều này khiến chúng ta sẽ bị mất ngủ, do cơ thể phải tăng cường làm việc để có thể tiêu hóa lượng thức ăn đã nạp vào.
  • Sử dụng chất kích thích: Nhiều bạn trẻ này nay có thói quen sử dụng trà, cafe, thuốc lá,… những chất như cafein hay nicotin trong các loại này có thể khiến bộ não hưng phấn và vì vậy mà không muốn ngủ nữa. Sau đó giấc ngủ bị rối loạn dẫn đến chứng mất ngủ mãn tính ở người trẻ.
  • Không gian phòng ngủ: Nếu không khí trong phòng ngủ thiếu lượng oxy cần thiết sẽ dẫn đến ngột ngạt và khiến người trẻ tuổi bị mất ngủ.
  • Chế độ sinh hoạt thay đổi thường xuyên: việc người trẻ ngày nay có một lối sống sôi động, lịch sinh hoạt và nghỉ ngơi không theo chu kỳ và thay đổi thường xuyên khiến nhịp sinh học trong cơ thể cũng thay đổi, từ đó dẫn đến tình trạng mất ngủ.

Các biểu hiện cho thấy người trẻ tuổi đang bị chứng mất ngủ

Người bị mất ngủ thường mệt mỏi uể oải sau khi thức giấc
Người bị mất ngủ thường mệt mỏi uể oải sau khi thức giấc

Sau đây là một số biểu hiện cho thấy người trẻ tuổi đang bị chứng mất ngủ:

  • Khó ngủ: đây là tình trạng không thể chìm vào giấc ngủ dù đã cố gắng nằm trên giường ngủ thời gian dài
  • Thức giấc thường xuyên trong đêm: giấc ngủ dễ bị gián đoạn và thường xuyên thức giấc giữa đêm là triệu chứng cho thấy người trẻ đang bị mất ngủ
  • Thức dậy sớm và không thể tiếp tục ngủ: Một số trường hợp mất ngủ ở người trẻ còn dẫn đến tình trạng thường xuyên tỉnh dậy vào sáng sớm và không thể tiếp tục ngủ lại.
  • Cảm giác mệt mỏi sau khi thức dậy: Sau một đêm dài, bạn vẫn cảm thấy như chưa được nghỉ ngơi và cảm thấy mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng.

Mất ngủ ở người trẻ tuổi gây hậu quả gì?

Mất ngủ kéo dài gây nhiều hệ lụy cho người trẻ
Mất ngủ kéo dài gây nhiều hệ lụy cho người trẻ

Mất ngủ có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe và cuộc sống của người trẻ như:

  • Giảm hiệu suất làm việc và học tập: Chứng mất ngủ ở người trẻ dẫn đến tình trạng kiệt sức, mệt mỏi, thiếu năng lượng. Từ đó, khiến người trẻ không tỉnh táo, khó tập trung, hạn chế khả năng ghi nhớ và giảm hiệu suất làm việc.
  • Tăng nguy cơ gặp tai nạn: Do giảm tập trung và bị mệt mỏi, người trẻ mất ngủ có nguy cơ gặp tai nạn khi lái xe hay trong lúc thực hiện các hoạt động khác.
  • Ảnh hưởng đến tâm lý: Mất ngủ kéo dài có thể dẫn đến tình trạng lo âu, căng thẳng và trầm cảm và mất ngủ càng thêm trầm trọng.
  • Suy giảm hệ miễn dịch: Một tác hại của chứng mất ngủ ở người trẻ chính là hệ miễn dịch suy giảm, cơ thể dễ bị viêm, nhiễm khuẩn…
  • Tác động đến sức khỏe dài hạn: Mất ngủ kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đườngtăng huyết áp. Ngoài ra, mất ngủ kéo dài cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Cần làm gì khi khó ngủ?

Mất ngủ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng công việc, học tập và cuộc sống, chính vì vậy nếu nhận thấy các biểu hiện của chứng mất ngủ ở người trẻ tuổi, cần áp dụng một số biện pháp sau để hỗ trợ cải thiện:

Thay đổi thói quen sinh hoạt để có giấc ngủ ngon hơn
Thay đổi thói quen sinh hoạt để có giấc ngủ ngon hơn
  • Thay đổi lối sống và thói quen hàng ngày: Điều chỉnh giờ đi ngủ, tránh tiếp xúc với ánh sáng màn hình điện tử trước khi ngủ và tăng cường vận động có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
  • Sử dụng thuốc theo đơn: Trong các trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giúp người bệnh cải thiện chất lượng giấc ngủ.
  • Yoga và thiền: Đây là những phương pháp giúp thư giãn tinh thần và cơ thể, từ đó hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ, góp phần khắc phục chứng mất ngủ ở người trẻ.
  • Thay đổi thói quen ăn uống: Hạn chế bia rượu, thuốc lá, caffein, hạn chế ăn đồ cay nóng, nhiều đường, không ăn quá nhiều vào buổi tối, uống sữa ấm trước khi ngủ… là những bí quyết giúp bạn cải thiện tình trạng mất ngủ.

Nếu đã áp dụng các biện pháp trên mà tình trạng mất ngủ của bạn vẫn kéo dài, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, bạn cần thăm khám để được hỗ trợ điều trị ngay.

>> Mất ngủ kéo dài điều trị ra sao?

1
0