Nhiều người khoẻ mạnh sẽ nhận ra móng tay có vết trắng tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Trên thực tế, việc xuất hiện các vết trắng trên móng tay không phải là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng. Tuy vậy, một số nguyên nhân nhất định có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vết trắng trên móng tay.
Móng tay có vết trắng là gì ?
Móng tay có vết trắng là sự xuất hiện của vết hoặc đốm trắng trên móng tay. Đây là một tình trạng rất bình thường vì nó hoàn toàn vô hại.
Đốm trắng hoàn toàn là phần móng có màu trắng, vấn đề chủ yếu là do bẩm sinh. Trong số đó, chứng móng tay có vết trắng mà chúng ta hay gặp là đốm trắng một phần với các dạng như sau:
Đốm trắng dạng vân kẻ: Đó là những sọc kẻ ngang hoặc dọc xuất hiện trên móng tay.
Đốm trắng dạng quả trứng: Đó là những đốm nhỏ lấm tấm, trông như hình trứng, chúng mọc rải rác trên cả móng. Dạng này hay gặp ở trẻ nhỏ, khá phổ biến.
Đốm trắng dọc: Đó là những đường kẻ trắng dọc theo chiều của móng tay, dạng này rất hiếm gặp.
Ngoài ra, móng trắng còn được phân làm 2 loại dựa trên số lượng và diện tích đốm trắng trên móng tay:
Móng trắng toàn phần: Móng tay sẽ bị trắng hoàn toàn, sẽ xuất hiện trên toàn bộ 10 ngón tay.
Móng trắng một phần: Xảy ra khi một phần của móng tay có vết trắng. Nó có thể ảnh hưởng đến một móng, một vài hoặc toàn bộ các móng tay.
Dấu hiệu của móng tay có vết trắng
Đối với một vài người, các vết trắng có thể xuất hiện dưới dạng các đốm nhỏ li ti trên móng tay. Với một số người khác, các vết trắng có thể lớn lên và trải đều trên toàn bộ móng. Các vết trắng có thể ảnh hưởng đến một hoặc nhiều móng.
Móng trắng một phần có thể xuất hiện theo nhiều cách khác nhau. Chúng có thể trông giống như:
Các chấm nhỏ bằng đầu bút chì, là hình dạng phổ biến nhất.
Các đường dài hơn trên móng tay (gọi là đường dọc).
Các chấm đơn lẻ lớn hơn hoặc các sọc dài song song với gốc ngón tay (chéo hoặc thẳng).
Nguyên nhân gây ra các vết trắng trên móng tay có thể quyết định nơi các đốm trắng xuất hiện. Chấn thương ở móng tay có thể gây ra một chấm trắng lớn ở giữa móng tay. Phản ứng dị ứng có thể gây ra một số đốm trắng trên móng tay.
Móng tay có vết trắng là bệnh gì ?
Các đốm hoặc chấm trắng trên móng tay là hiện tượng phổ biến và nhiều yếu tố có thể gây ra chúng. Các khả năng bao gồm những yếu tố sau đây:
Dị ứng
Dị ứng với sơn móng tay, chất tạo màu, chất làm dày hoặc chất tẩy sơn móng có thể gây ra các đốm trắng trên móng tay của bạn.
Các hoá chất được dùng trong quá trình cắt hay loại bỏ móng tay giả cũng có thể gây tổn thương móng tay và hiện tượng móng trắng.
Nấm
Một loại nấm móng tay khác được gọi là nấm móng, có bề ngoài màu trắng và phát triển trên móng tay. Dấu hiệu ban đầu của nhiễm trùng móng là những đốm trắng nhỏ trên móng tay.
Nhiễm trùng tiếp tục phát triển và lan rộng đến chân móng. Khi khô, móng tay có thể bong ra, sau đó trở nên dày và giòn.
Các vấn đề về da
Các bệnh viêm da như bệnh vẩy nến ở móng tay và bệnh chàm, có thể sẽ gây ảnh hưởng đến lớp nền móng. Điều này có thể dẫn đến các điểm khác thường trong móng tay.
Nhìn chung, bạn nên đến gặp bác sĩ nếu tình trạng móng tay có vết trắng gây ra các bất tiện trong sinh hoạt, hoặc có các triệu chứng toàn thân khác.
Thiếu khoáng chất
Bạn có thể nhận được các vệt hoặc đốm trắng dọc theo móng tay nếu chế độ ăn uống của bạn thiếu khoáng chất hoặc vitamin. Sự thiếu hụt thường liên quan đến việc thiếu kẽm hoặc thiếu canxi.
Tổn thương móng
Tổn thương ở phần nền hoặc phần gốc móng tay sẽ tạo ra các mảng móng, gây ra các đốm hoặc chấm trắng trên móng tay khi móng tiến triển.
Tuy nhiên vì thời gian móng tay dài ra diễn ra tương đối lâu, bạn có thể không nhớ mình đã bị va chạm móng tay ở đâu. Thông thường, đốm trắng sẽ bắt đầu xuất hiện khoảng 4 tuần sau chấn thương.
Khắc phục và phòng ngừa móng tay có vết trắng như thế nào ?
Các trường hợp đốm trắng ở móng tay khi bị chấn thương như kẹp tay, … thường sẽ tự khỏi. Còn nếu bị thiếu chất hoặc mắc bệnh lý thì tốt nhất người bệnh nên thăm khám bác sĩ để xác định đúng bệnh, sau đó có biện pháp điều trị thích hợp. Dưới đây là một vài biện pháp đơn giản bạn có thể áp dụng để không bị móng tay có vết trắng:
Không cắt móng tay quá sâu, đặc biệt là phần khoé. Nên để móng tay tự nhiên như bình thường rồi cắt bỏ phần móng có chấm trắng.
Khi lao động hoặc tiếp xúc với đôi tay dài nên mặc quần áo bảo hộ lao động hoặc bao tay nhằm giúp móng không bị tiếp xúc với hoá chất hay nhiễm khuẩn chéo, đồng thời hạn chế bị va chạm hay chấn thương ở móng.
Ăn uống đầy đủ vitamin và khoáng chất, đặc biệt là các nhóm thực phẩm giàu canxi, protein, magie, kali, natri, vitamin C để giúp móng chắc khoẻ nói riêng, sức khoẻ tổng thể nói chung. Bạn có thể tìm thấy những khoáng chất này có nhiều trong thịt, sữa, cá, trứng, các loại hạt và rau củ tươi.
Khi bị móng tay có vết trắng, không nên sử dụng sơn móng tay để che bớt hiện tượng này bởi các hoá chất có trong các sản phẩm sơn móng tay có thể làm móng bị tổn thương nặng hơn. Nếu cảm thấy lo ngại, bạn nên gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời và rau quả tươi.
Hầu hết các trường hợp móng tay có đốm trắng là do móng tay bị chấn thương do va đập hoặc cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết. Bạn chỉ cần chú ý sử dụng các loại thức ăn thích hợp thì những đốm trắng sẽ từ từ biến mất khi móng dài hơn và được cắt bỏ.
>>>Bài viết tham khảo: Sưng tay chân là dấu hiệu bệnh nguy hiểm nào?