Hầu hết các bác sĩ nhi khoa và các chuyên gia nuôi dạy con khuyên bạn không nên đánh đòn trẻ. Cùng tìm hiểu những cách nuôi dạy con không dùng đòn roi dưới đây nhé.
Khuyến khích trẻ nhiều hơn
Các nhà nghiên cứu cho rằng đánh đòn trẻ sẽ không có hiệu quả giáo dục và có thể gây ra nhiều vấn đề hơn ví dụ như:
- Trẻ sẽ có hành vi chống lại xã hội
- Trẻ sẽ có tính hiếu chiến
- Trẻ sẽ có nhiều tổn thương về tình cảm
- Ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ
Ba mẹ nên áp dụng sự tích cực khi con bạn làm điều gì đó tốt như: Khen ngợi tác phẩm thì đứa trẻ sẽ thấy vui vẻ hơn.
Thay đổi môi trường
Trước khi con bạn nghịch phá tủ rượu, bạn hãy khóa cửa lại. Nếu bọn trẻ đang tranh giành đồ chơi, hãy cầm lấy đồ chơi đó. Đôi khi khi sự thay đổi môi trường xung quanh sẽ thay đổi hành vi của trẻ. Điều đó cũng sẽ loại bỏ các trường hợp phải trừng phạt con nghiêm trọng hơn.
Luôn chuẩn bị nhu cầu cần thiết của trẻ
Mang theo đồ chơi nếu bạn đang đi đâu đó mà con nhỏ của bạn có thể vui chơi. Bạn nên cho trẻ ăn nhẹ bởi vì cơn đói có thể khiến chúng cáu kỉnh. Nếu cơn buồn ngủ có thể mang lại rắc rối, hãy cho trẻ một giấc ngủ ngắn trước khi ra ngoài. Do đó bạn nên chuẩn bị để xử lý những hành vi xấu trước khi nó xảy ra hơn là cố gắng đối phó với nó ngay lập tức.
Đề ra quy tắc dạy con
Bạn nên đặt ra quy tắc cho trẻ. Mọi người càng hiểu nhau thì tình cảm gia đình càng đi lên. Mặc dù vậy , quy tắc luôn luôn phải có tính linh hoạt, đặc biệt là với những đứa trẻ lớn hơn. Nhưng những quy tắc hợp lý và những hình phạt là cần thiết. Bạn hãy suy nghĩ về việc dán các quy tắc và hậu quả của chúng ở đâu đó trong nhà, điều này sẽ giúp tạo ra sự nhất quán.
Tính nhất quán
Nếu nội quy ở nhà quy định rằng con bạn phải rửa tay trước khi ăn tối, hãy đảm bảo rằng việc này được thực hiện mọi lúc. Các quy tắc sẽ không hiệu quả nếu trẻ không làm đúng với điều đó. Trẻ em cần biết những hậu quả nếu chúng không làm theo đúng quy trình
Trẻ cần được biết về những hậu quả
Trẻ cần biết hành vi xấu đi kèm với hậu quả. Nếu không có TV, không có điện thoại di động hay hoạt động ngoài trời, trẻ em buồn chán và chúng sẽ dễ vi phạm vào các quy tắc mà bạn đã đặt ra trước đó. Lúc này trẻ cần biết những hậu quả của các vấn đề. Bạn không cần phải đánh chúng mà hãy cho trẻ thấy những hình phạt. Bạn hãy kiên định và nhất quán với quy tắc của mình.
Giả vờ lờ đi
Nếu trẻ ném đồ đạc, gào khóc, mè nheo, lăn ra ăn vạ,… khi không đạt được điều mong muốn thì bạn không nhìn trẻ mà chăm chú vào công việc khác. Dần dần trẻ sẽ nhận thức được rằng việc “ăn vạ” không có tác dụng và sẽ không khóc lóc, mè nheo nữa.
Cho trẻ một khoảng thời gian
Đây là một công cụ hữu ích và hiệu quả. Một quy tắc tốt là một phút cho mỗi năm tuổi của con bạn. Chúng nên giữ yên lặng trong một góc hoặc một chiếc ghế. Bạn đừng tương tác với đứa trẻ khi chúng đang ở chỗ đó. Đây là một phần lớn của hình phạt. Khi hành động này kết thúc, ngoài lời xin lỗi của trẻ thì còn mang thông điệp “Đừng tái phạm nữa”.
Dành thời gian cho riêng bạn
Nếu bạn đang rất bực mình thì đừng ra tay với trẻ. Hãy dành đủ thời gian lấy lại bình tĩnh để bạn biết mình phải làm gì trong lần tiếp theo. Và sự vui vẻ cũng có thể làm giảm căng thẳng.
Nhìn hướng khác
Một cách tốt để khiến trẻ cải thiện hành vi xấu là chuyển sự chú ý của chúng sang chỗ khác và đánh lạc hướng. Trẻ muốn một món đồ chơi mà người khác có. Bạn có thể đưa chúng đi ra ngoài khỏi khu vực đó hoặc đến một căn phòng khác.
Trở thành người lớn hơn
Khi trẻ vui chơi quá đà, tính cách của bạn lúc này rất quan trọng. Điều đó có nghĩa là kiểm soát sự thôi thúc để đánh chúng. Bạn phải bình tĩnh thật bình tĩnh để tránh các vấn đề sau này mà việc đánh đòn có thể mang lại ảnh hưởng tới con bạn. Do đó bạn nên để con chơi trong tầm kiểm soát.
Giàu lòng nhân ái
Một nghiên cứu của Stanford cho thấy rằng những giáo viên cấp hai áp dụng “tư duy đồng cảm” đối với một số học sinh ương ngạnh thì số lần bị đình chỉ học giảm hơn một nửa so với những người không áp dụng. Điều đó cũng có thể hoạt động ở nhà. Nói chuyện với đứa trẻ có hành vi sai trái của bạn một cách bình tĩnh, rõ ràng và thấu hiểu.
Cho trẻ một cái ôm
Trẻ em cư xử sai. Chúng là những đứa trẻ. Và cha mẹ tốt hãy kỷ luật chúng vì điều đó. Nhưng cho và nhận không nhất thiết phải tiêu cực. Bạn áp dụng phương pháp này như một thời điểm giảng dạy để thúc đẩy hành vi tốt. Sau khi tất cả những gì đã nói và làm, một cái ôm nhỏ cho thấy những đứa trẻ vẫn được yêu thương.
Đảm bảo rằng trẻ đã hiểu
Khi bạn thực hiện kỷ luật, bạn phải rõ ràng. Nhìn vào mắt con của bạn, hãy bình tĩnh và cân nhắc. Bảo đứa trẻ phải làm gì (ví dụ: hãy cất gọn đồ chơi) chứ không phải điều không làm (Đừng vứt đồ chơi lung tung). Nếu chúng vẫn cư xử sai, hãy giải thích hậu quả. Bạn cũng nên theo dõi nhanh chóng và tính nhất quán của vấn đề.
Có thể thương lượng
Đặc biệt với trẻ lớn, nếu đủ linh hoạt để thương lượng kỷ luật và hình phạt có thể giúp ích cho tất cả mọi người. Cho trẻ tham gia vào việc đưa ra quyết định sẽ làm tăng thêm khả năng phán đoán về mặt đạo đức của chúng. Tuy nhiên, nó sẽ không hiệu quả với một đứa trẻ đang giận dữ.
Dạy con đã khó, dạy con không sử dụng đòn roi quát mắng lại càng khó hơn. Nếu bạn muốn dạy con một cách hiệu quả mà không làm mất đi hình tượng người cha, người mẹ tốt, hãy dừng ngay việc đánh mắng khi con mắc lỗi. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thể áp dụng để giáo dục con mình dễ dàng hơn.
>>> Cách dạy con ngoan: Những điều cần tránh