Bà bầu có nên ăn bơ không?

0
0

Câu hỏi bà bầu có nên ăn bơ không luôn được nhiều sự quan tâm bởi bơ là loại thực phẩm bổ dưỡng.

Khi mang thai, người mẹ nào cũng mong muốn thai nhi được khỏe mạnh, nên họ luôn tìm cách tăng cường dinh dưỡng trong chế độ ăn, đảm bảo đủ dưỡng chất, giúp thai nhi phát triển toàn diện. Trong nhiều loại thực phẩm, bơ là loại quả ngon miệng và tiện lợi, cung cấp dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó, loại quả này có thể được thêm vào cả bữa ăn ngọt và mặn cũng như các món ăn nhẹ.

Bà bầu có nên ăn bơ không

Theo các chuyên gia và các bác sĩ chuyên khoa cho biết, quả bơ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng, đáng chú ý là chất béo, carbohydrate, protein, kali, chất xơ, vitamin B và vitamin E. Ngoài ra, bơ còn cung cấp vitamin C, vitamin K, gluxit và các chất khác.

Trong 100g thịt bơ gồm: Chất đạm: 1,9g, Tinh bột: 2,3g, Chất béo: 9,4g; Chất xơ: 0,5g; Canxi: 60mg; Sắt: 1,6mg; Magie: 24mg; Đồng: 311mg; Kali: 351mg; Vitamin E: 2,66mg; Beta-carotene: 53 mcg; Vitamin C: 17mg; Folat: 35mcg.

Mẹ bầu ăn quả bơ sẽ cung cấp cho cả mẹ và thai nhi nhiều chất dinh dưỡng, quả bơ là lựa chọn hợp lý và được các bác sĩ khuyến cáo nên bổ sung trong thai kỳ.

Dưới đây là một số lợi ích quả bơ mang đến cho mẹ bầu

Cung cấp nhiều chất béo lành mạnh

Chất béo bao gồm cả chất béo bão hòa đều rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Thêm nguồn chất béo vào bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ có thể giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn vì chất béo làm cho thức ăn có hương vị thơm ngon.

Quả bơ chứa nhiều chất béo lành mạnh, đó là chất béo không bão hòa đơn có tác dụng cải thiện sức khỏe tim mạch, điều chỉnh lượng đường trong máu và tạo cảm giác no lâu giữa các bữa ăn. Ngoài ra, chất béo không bão hòa đơn trong quả bơ còn giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ của mẹ bầu.

Cung cấp chất xơ, cải thiện hệ tiêu hóa

Để có thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu cần cung cấp nhiều chất chất xơ cho cơ thể để giúp nhu động ruột được khỏe mạnh. Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ như quả bơ vào chế độ ăn uống khi mang thai có thể làm giảm nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ và tiền sản giật.

Tuy nhiên, không phải lúc nào bữa ăn của mẹ bầu cũng cung cấp đủ chất xơ cho cơ thể. Nhưng chỉ với nửa quả bơ (khoảng 100 gram) đã cung cấp 7 gram chất xơ cho cơ thể, chiếm 25% tổng giá trị chất xơ mà phụ nữ mang thai được khuyến nghị phải bổ sung hàng ngày (28 gram).

Bảo vệ sức khỏe thai nhi với folate trong quả bơ

Folate đóng vai trò quan trọng trong thai kỳ, giúp giảm nguy cơ mắc các dị tật ống thần kinh, sự sẩy thai và tình trạng thiếu máu. Một quả bơ trung bình (khoảng 400g) có thể cung cấp khoảng 1/4 lượng folate cần thiết cho phụ nữ mang thai (khoảng 600mcg).

Bổ sung folate từ quả bơ trong khẩu phần ăn hàng ngày là cách tự nhiên và hữu ích để đảm bảo sự phát triển và sức khỏe tốt cho thai nhi.

Theo bác sĩ Vũ, bơ tốt nhưng phải biết cách ăn nếu không sẽ mang lại kết qủa ngược. Ăn bơ vào thời điểm phù hợp có thể tận dụng tối đa lợi ích cho sức khỏe.

“Ăn bơ vào buổi sáng tốt hơn buổi tối”, bác sĩ Vũ nói. Để đảm bảo cơ thể hấp thu tốt dinh dưỡng từ quả bơ, bạn nên ăn trước bữa ăn chính khoảng 1-2 giờ.

Gợi ý cách bà bầu ăn quả bơ để có thai kỳ khỏe mạnh

Quả bơ có hương vị nhẹ nhàng và kết cấu dạng kem, nên đây là lựa chọn tuyệt vời để phối hợp với cả các món ăn ngọt và mặn. Dưới đây là một số cách bạn có thể thêm quả bơ vào chế độ ăn uống của bạn khi mang thai:

– Cắt quả bơ thành từng lát ăn cùng với trứng tráng.

– Cắt quả bơ thành từng lát và ăn cùng với khoai lang nướng, rau, đậu, gà nướng.

– Cắt quả bơ thành từng lát và thêm vào món salad để tăng chất béo lành mạnh cho cơ thể.

– Xay bơ bằng máy sinh tố là cách cung cấp đầy đủ dinh dưỡng của quả bơ cho mẹ bầu.

– Cắt khoai lang thành từng lát ăn cùng với bánh mì nguyên cám, quả bơ nghiền, rắc thêm muối, tiêu, ớt.

– Salad với sốt bơ và rau mùi. Ăn nửa quả bơ với muối và hạt tiêu.

– Nghiền nhuyễn bơ và ăn cùng với các món salad như salad gà, cá ngừ và trứng để tăng giá trị dinh dưỡng của món ăn.

– Làm kem quả bơ với socola nhưng không cho thêm sữa giúp tăng cường dinh dưỡng cho mẹ bầu.

>>> Mẹ bầu có nên ăn cá không?

0
0