Bệnh thoát vị bẹn ở trẻ em là gì ?

0
0
Thoát vị bẹn ở trẻ em là gì ?

Thoát vị bẹn ở trẻ em là bệnh bẩm sinh tác động trực tiếp tới quá trình phát triển của trẻ. Thoát vị bẹn hay gặp ở trẻ sơ sinh nhất là thoát vị bẹn ở trẻ sơ sinh thiếu tháng. Nếu không được chẩn đoán và chữa trị sớm bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng.

Thoát vị bẹn ở trẻ em là gì ?

Bệnh thoát vị bẹn ở trẻ em là một dị tật bẩm sinh, xảy ra ở ống phế mạc – ống thông từ ổ bụng kéo dài xuống dưới vùng bẹn. Bình thường ở giai đoạn cuối của thai kì hoặc những tháng đầu tiên sau sinh, ống thông sẽ tự đóng lại hoàn toàn. Khi trẻ càng lớn thì khả năng thoát vị sẽ dần giảm xuống. Trường hợp không đóng lại được, các cơ quan trong ổ bụng sa xuống, tạo thành một khối phồng lớn ở bẹn.

Thông thường, vào vài tháng cuối cùng của thai kì hoặc những tháng đầu tiên sau sinh, ống phúc tinh mạc của trẻ sẽ tự động đóng lại. Trẻ càng lớn khả năng tự đóng của ông phúc tinh mạc càng thấp. Trường hợp ống phúc tinh mạc không đóng, sẽ gây bệnh thoát vị bẹn ở trẻ. Ngoài ra, bệnh cũng có thể hình thành khi trẻ rặn quá nhiều sau một đợt táo bón hoặc ho liên tục thời gian dài.

Thoát vị bẹn ở trẻ em là gì ?
Thoát vị bẹn ở trẻ em là gì ?

Triệu chứng thoát vị bẹn có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai bên bẹn, trong đó thoát vị bẹn phải có tỷ lệ cao hơn. Mọi trẻ trai đều có khả năng mắc loại thoát vị này. Tuy nhiên tỷ lệ mắc ở bé nam lại cao hơn so với nữ giới, đặc biệt là bé bị sinh non.

Dấu hiệu nhận biết bệnh thoát vị bẹn ở trẻ em

Vậy, làm cách nào để phát hiện sớm thoát vị bẹn ở trẻ em? Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết điển hình mà bố mẹ nên nắm rõ để sớm phát hiện bệnh lý:

Dễ nhận thấy nhất là vùng bẹn của bé có một khối phồng to. Khối này có thể lan rộng sang vùng bìu hoặc vùng mu – môi lớn. Khi trẻ ngủ say sẽ rất khó nhận biết, chỉ khi chơi đùa, chạy nhảy, … bạn mới thấy kích thước khối dần phát triển.

Khi ấn vào chỗ phình to ở bẹn, bạn sẽ sờ thấy túi thoát vị bẹn, đồng thời sẽ thấy phần túi bên trong khá mềm và di chuyển.

Dấu hiệu nhận biết bệnh thoát vị bẹn ở trẻ em
Dấu hiệu nhận biết bệnh thoát vị bẹn ở trẻ em

Ban đầu trẻ không có cảm giác đau. Đến khi khối thoát vị bị nghẹt và phình lên làm chèn ép các cơ quan lân cận thì trẻ mới cảm thấy đau. Lúc này, trẻ sẽ thường xuyên quấy khóc và có các biểu hiện như: nôn ói, bụng chướng, đau bụng dữ dội. Trường hợp nặng hơn, khối thoát vị bẹn sẽ chuyển sang màu đỏ, tím hoặc sậm màu.

Các biến chứng của bệnh thoát vị bẹn ở trẻ em

Thoát vị bẹn ở trẻ em, đặc biệt bệnh thoát vị bẹn ở trẻ sơ sinh gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình phát triển của trẻ và xảy ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không được chẩn đoán và chữa trị kịp thời. Một số biến chứng thường gặp của bệnh bao gồm:

Rối loạn tiêu hoá, trẻ chậm phát triển

Trẻ bị táo bón, không thể đi đại tiện được

Ảnh hưởng tới tinh hoàn ở bé trai: xoắn tinh hoàn, teo tình hoàn

Ảnh hưởng lên buồng trứng ở bé gái

Các biến chứng của bệnh thoát vị bẹn ở trẻ em
Các biến chứng của bệnh thoát vị bẹn ở trẻ em

Nghẹt hoại tử ruột do ruột hoặc mạc treo ruột không chui xuống ổ bụng được mà bị kẹt tại vùng cổ túi hoặc kẹt khi bị xoắn.

Máu không thể lưu thông do ruột bị hoại tử

Phương pháp điều trị thoát vị bẹn ở trẻ em

Để tránh gây ra biến chứng bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Bởi vì khi các nội tạng bên trong túi thoát vị bị tổn thương nghiêm trọng sẽ đe doạ đến tính mạng của trẻ.

Hiện nay, phương pháp mà bác sĩ sử dụng để nối lại ống phúc tinh mạc là phẫu thuật, bao gồm:

Phương pháp mổ hở vùng bẹn

Trước khi tiến hành mổ hở vùng bẹn, trẻ sẽ được gây mê nhằm hạn chế cảm giác đau nhức trong suốt quá trình. Sau khi di chuyển ruột non cùng các cơ quan trong túi thoát vị đến vị trí phù hợp, bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường nhỏ khoảng 2cm tại nếp da gấp ở bụng dưới. Đến khi ống phúc tinh mạc đã bộc lộ rõ ràng, bác sĩ sẽ kiểm tra và thắt lại ống.

Nhược điểm của phương pháp này là không thể xác định rõ bên bẹn đối diện có bị thoát vị hay không, dẫn đến việc bỏ sót. Vết rạch mổ có thể để lại sẹo xấu sau mổ. Ngoài ra phương pháp này còn gây nguy hiểm vì để lại biến chứng sau phẫu thuật ở trẻ nhỏ.

Phương pháp mổ hở vùng bẹn
Phương pháp mổ hở vùng bẹn

Phẫu thuật nội soi

Hiện nay, ngày càng có nhiều ông bố bà mẹ lựa chọn phẫu thuật nội soi thoát vị bẹn ở trẻ. Bởi phương pháp này ít gây tổn thương mạch máu và ống phúc tinh mạc, từ đó hạn chế nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của trẻ sau này. Ngoài việc đảm bảo an toàn, phẫu thuật nội soi còn mang lại hiệu quả thẩm mỹ – không để lại sẹo với vết rạch nhỏ chỉ khoảng 2 mm.

Sau khi đặt thiết bị nội soi trong ổ bụng, camera nội soi sẽ giúp quan sát rõ ống dẫn tinh và mạch máu ở hai bên bẹn. Nhờ vậy, quá trình thắt ống dẫn tinh sẽ diễn ra nhanh chóng hơn, đảm bảo không bỏ sót hay nhầm lẫn với cơ quan nào.

Chăm sóc sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật khoảng 1 – 2 tuần thì trẻ sẽ hồi phục như bình thường. Để phòng tránh các biến chứng, bố mẹ nên theo dõi trẻ thường xuyên:

Chú ý quan sát vết thương xem có dấu hiệu gì khác thường không, nếu có thì nên thông báo ngay với bác sỹ để được xử trí kịp thời.

Cho trẻ bú đầy đủ, dùng các loại thức ăn dễ tiêu.

Thực hiện tái khám định kì cho trẻ để theo dõi xem tình hình sức khoẻ xem có ổn định và bình phục hoàn toàn chưa.

Trường hợp có dấu hiệu sốt cao, chảy máu mũi, nôn ói, … thì bố mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện.

Chăm sóc sau phẫu thuật
Chăm sóc sau phẫu thuật

Bệnh thoát vị bẹn ở trẻ em không thể tự khỏi mà cần điều trị bằng phẫu thuật. Cha mẹ cần quan sát thật kĩ những biểu hiện bất thường ở trẻ, không được tự ý điều trị tại nhà hoặc chờ trẻ tự khỏi, bệnh tiến triển nhanh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới hiệu quả điều trị và gây ra những tổn thương không thể hồi phục. Nếu trẻ có những dấu hiệu bất thường cha mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và thăm khám.

>>>Bài viết tham khảo: Những điều cần biết về sốt ở trẻ em.

0
0