Con ăn vạ? Gợi ý 7 cách dỗ trẻ hiệu quả, mẹ không cần mở điện thoại hay tivi

0
0

Khi con ăn vạ hay khi đối mặt với những cơn giận dữ, la hét và quấy phá của trẻ, cha mẹ thường bật TV hay đưa điện thoại cho bé chơi. Phương pháp này chỉ có tác dụng làm trẻ phân tâm tạm thời và thậm chí là gây hại cho sự phát triển trí não. Vậy có cách nào vừa hiệu quả vừa tốt cho sức khỏe của con không?

1. Hãy là một tấm gương phản ánh hành vi của con

Đây là một phương pháp giúp cha mẹ không khiến những cơn bức bối trở nên tồi tệ hơn. Khi con chia sẻ sự thất vọng, hãy diễn đạt lại điều đó với con. Giả sử trẻ than vãn “Giáo viên toán giao nhiều bài tập về nhà quá mẹ ơi!”, thay vì thờ ơ nói “Ừ” hoặc “Thế à”, hãy trả lời rằng “Ừ tối nay sẽ có rất nhiều bài tập toán”. Sau đó tiếp tục bằng thái độ cổ vũ sự tự tin ở trẻ như “Các bài toán rất dễ, mẹ tin con sẽ giải quyết chúng nhanh thôi. Nếu gặp vấn đề gì khó khăn quá, con có thể nhờ mẹ giúp đỡ”.

Phương pháp này sẽ khiến trẻ cả thấy được cha mẹ thấu hiểu và thông cảm. Nhờ đó, cơn bức bối của con sẽ dần nguôi ngoai thay vì bùng phát thành cơn giận dữ.

2. Chuyển sự chú ý của trẻ sang những trò chơi trí óc

Làm trẻ xao nhãng bằng những trò chơi thú vị khác khi con ăn vạ

Làm trẻ xao nhãng bằng những trò chơi thú vị khác khi con ăn vạ

Lời khuyên dành cho cha mẹ là nếu lần tới trẻ khóc lóc và “ăn vạ” đến mức không chịu nghe những lời bạn nói, hãy thu hút sự chú ý của con bằng cách làm điều gì đó bất ngờ. Cha mẹ có thể đột nhiên tắt đèn, trẻ sẽ ngạc nhiên với hành động ấy và tạm quên cơn khó chịu để tập trung vào bạn. Khi bé bắt đầu chăm chú lắng nghe, hãy yêu cầu con kể tên 3 thứ đồ chơi bé yêu thích hoặc 3 đồ vật . Việc này sẽ giúp trẻ chuyển từ cư xử bằng phần cảm xúc của não sang khu vực logic. Nhờ vậy, con sẽ dần bình tĩnh lại.

3. Gửi những rung cảm tích cực

Hướng dẫn trẻ phương pháp “thở bằng bụng” khi cảm thấy bức bối.

Hãy nhẹ nhàng ngâm “Om” với tâm thái bình tĩnh khi cha mẹ thấy trẻ bắt đầu mếu máo. Cùng lúc đó, cha mẹ nên giao tiếp bằng mắt với con và lắc lư bé qua lại. Hành động này có thể giúp làm dịu và khiến con ngừng rơi nước mắt. Phương pháp này hiệu quả hơn với những đứa trẻ đã biết nói. Lúc này, cha mẹ có thể dạy con thiền và ngâm “Om” cùng mình.

Tụng kinh dựa trên ý tưởng rằng mỗi âm thanh chúng ta tạo ra đều mang một rung động ảnh hưởng đến một vùng cụ thể của cơ thể. Một tiếng “Om” vang lên từ trái tim sẽ gợi lên những cảm giác yên bình. Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc ngâm tụng bài kinh cũng khiến các vùng não liên quan đến cảm xúc trở nên ít hoạt động hơn. Nhờ đó, khiến trẻ trở nên bình tĩnh hơn.

4. Dạy bé tự dành cho bản thân một cái ôm ấm áp

Dạy trẻ tự dành cho bản thân một cái ôm ấm áp.

Những cái ôm từ cha mẹ là tuyệt vời nhất. Nhưng không phải lúc nào cha mẹ cũng có thể bên cạnh trẻ. Những lúc đang ở trường mầm non hay lúc nửa đêm, con có thể cảm thấy buồn hoặc lo lắng, hãy dạy con cách tự xoa dịu bản thân bằng một cái ôm.

Hãy dặn con hít vào thở ra thật mạnh nhiều lần như thể đang thổi nến mỗi khi bức bối. Sau đó, vòng tay tạo tư thế đang ôm mình với các đầu ngón tay đặt ngay dưới xương đòn và hướng lên cổ. Nói con nhắm mắt và cử động các ngón tay theo nhịp điệu. Từ từ gõ nhẹ, luân phiên từ phải sang trái 6 – 8 lần trong khi hít thở chậm rãi. Con có thể lặp lại quá trình cho đến khi cảm thấy tốt hơn.

Hành động kích thích chậm rãi từ phải sang trái này giúp củng cố các mạng lưới trong não làm giảm sự khó chịu về mặt tinh thân.

5. Hướng dẫn trẻ hít thở sâu bằng bụng

Khi thấy trẻ bực bội, bạn có thể bảo con hít thở sâu. Hãy hướng dẫn trẻ phương pháp “thở bằng bụng” một cách cụ thể và nhắc con áp dụng khi cảm thấy xúc động. Cha mẹ có thể tập luyện cho bé để khiến hành động này trở thành thói quen.

Nếu bé mới biết đi, hãy giơ một ngón tay lên và yêu cầu trẻ tưởng tượng rằng trẻ đang hít thở sâu và thổi bong bóng. Khi bé lớn hơn một chút, hãy bảo trẻ tưởng tượng bụng của mình là một quả bóng và trẻ cần hít thở bằng mũi để lấp đầy không khí. Cha mẹ sẽ biết bé đang làm đúng bằng cách quan sát bụng con có nở ra hay không.

Hoặc nếu phương pháp trên không hiệu quả, hãy yêu cầu con giơ hai tay lên để tạo thành một vòng tròn lớn như thể đang có một quả bóng bay. Và con cần hít vào cho đến khi bóng “đầy”. Sau đó, con có thể thu nhỏ bóng bằng cách vỗ tay để thở ra.

Hít thở sâu kích hoạt hệ thần kinh phó giao cảm giúp chúng ta thư giãn và bình tĩnh. Khi thở ra, carbon dioxide sẽ được giải phóng và cảm xúc tiêu cực cũng nhờ đó mà được loại bỏ.

6. Áp dụng kỹ thuật bấm huyệt

Nếu trẻ quấy khóc, cha mẹ có thể dùng kỹ thuật bấm huyệt được sử dụng trong khoa cấp cứu và chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh như sau: Dùng ngón tay vuốt theo đường cong vành tai trên của bé đến khi bạn cảm thấy có vết lõm. Sau đó, nhẹ nhàng chà xát điểm đó theo chuyển động tròn trong 5 đến 10 giây. Tiếp theo, hãy xoa phần nếp gấp bên trong khuỷu tay bé, ấn nhẹ trong vòng 10 đến 15 giây. Luân phiên giữa tai và khuỷu tay ở cả hai bên cho đến khi cảm xúc trẻ ổn định lại.

Phương pháp này giúp thông suốt sự tắc nghẽn năng lượng trong cơ thể và giải phóng endorphin, từ đó khiến tinh thần thư giãn và dễ chịu.

7. Làm mát cơ thể giúp xoa dịu trẻ

Lời khuyên dành cho cha mẹ là nên đắp một chiếc khăn mát hoặc nhúng ngón tay vào nước lạnh và nhẹ nhàng chạm vào mặt bé. Làm mát cơ thể giúp làm chậm nhịp tim, từ đó sẽ xoa dịu nhịp thở và khiến trẻ bình tĩnh hơn.

>>> 13 cách dạy con của người Nhật mà bố mẹ có thể áp dụng

0
0