Trẻ đi học mẫu giáo là bước ngoặc quan trọng trong cuộc đời, đánh dấu cho chặng đường phát triển của trẻ. Tùy vào từng độ tuổi mà trẻ có khả năng tiếp thu kiến thức cũng như chuẩn bị về mặt tâm lý khác nhau. Giáo dục mầm non sẽ chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng ban đầu như: tự lập, sự kiềm chế, kỹ năng diễn đạt rõ ràng…đồng thời hình thành hứng thú đối với việc đến trường, làm bước đệm và tăng khả năng sẵn sàng để bước vào giai đoạn giáo dục tiểu học.
Theo các chuyên gia tâm lý, hiện nay, chưa có một độ tuổi thống nhất thích hợp cho bé đi nhà trẻ; điều này phụ thuộc vào hoàn cảnh gia đình, mức độ nhận biết và khả năng hòa nhập của trẻ. Tuy nhiên, từ 10 – 18 tháng tuổi được xem là “độ tuổi vàng” để trẻ phát triển tính cách, khả năng giao tiếp xã hội. Dù vậy, việc lựa chọn thời điểm phù hợp cho trẻ đi học luôn là nỗi băn khoăn của nhiều bậc cha mẹ. Vậy nên cho trẻ mấy tuổi đi học mẫu giáo?
Ưu điểm khi cho trẻ đi học mẫu giáo sớm
Theo nghiên cứu của Đại học Oxford (Anh), việc cho trẻ đi học từ sớm sẽ giúp các bé phát triển khả năng ngôn ngữ, kỹ năng thực hành. Ngoài ra, trẻ đi học mẫu giáo sớm còn có những lợi ích như sau:
– Phát triển tính cách, kỹ năng giao tiếp: Từ 10-18 tháng được xem là giai đoạn vàng giúp trẻ phát triển tính cách và khả năng giao tiếp. Trong quá trình học tập tại trường, trẻ sẽ được làm quen, trải nghiệm môi trường có giáo viên, bạn bè cùng trang lứa. Điều này giúp con học được cách chia sẻ, học hỏi. Theo chia sẻ của nhiều bậc phụ huynh, con đi học mẫu giáo sớm làm con lanh lợi, nhận thức tốt hơn những trẻ cùng độ tuổi.
– Phát triển năng lực tư duy sáng tạo: Ở lớp, các con sẽ được tương tác, tham gia nhiều trò chơi….Điều này giúp các bé phát huy được tính sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú.
– Có khả năng quản lý cảm xúc tốt hơn: Khi đi học, giáo viên sẽ giúp các con những kỹ năng cơ bản như: Kỹ năng xã hội, cách kiểm soát cảm xúc bản thân. Nhờ vậy, các con sẽ biết cách đối phó với những cảm xúc tiêu cực của mình, hạn chế tình trạng bướng bỉnh, gào khóc.
– Học cách chia sẻ: Môi trường mẫu giáo cũng giúp các bé học được cách kết bạn, trò chuyện, chia sẻ cùng nhau. Qua đó, trẻ cũng hình thành được khả năng làm việc nhóm, chia sẻ ý tưởng với người khác.
– Hình thành khả năng tự lập: Đến lớp đồng nghĩa với việc trẻ biết chăm sóc bản thân, tự vệ sinh, ăn uống, ngủ nghỉ đúng giờ. Trẻ cũng sẽ biết cách chăm sóc, quan tâm đến những người xung quanh.
Nhược điểm khi trẻ đi học mẫu giáo sớm
Bên cạnh ưu điểm thì cho trẻ đi học mẫu giáo quá sớm cũng mang đến những nhược điểm như:
– Khiến trẻ mất cảm giác an toàn, hình thành tâm lý bất an, lo sợ, nhất là với những bé có tính cách thụ động, nhút nhát. Điều này có thể khiến trẻ hình thành tính cách chống đối khi lớn lên.
– Các chuyên gia luôn cho rằng, sự nuôi dưỡng của bố mẹ ở những năm đầu đời luôn có vai trò to lớn trong quá trình phát triển thể chất, trí tuệ và tâm lý của trẻ. Do đó, bố mẹ không nên trao lại trọng trách này cho các cô giáo mầm non ở giai đoạn quá sớm.
– Cảm thấy áp lực, căng thẳng là điều mà nhiều trẻ cảm thấy khi phải đi học mầm non quá sớm. Điều này sẽ trở nên nghiêm trọng và khó khăn hơn khi dần dần nhà trường áp dụng chương trình học nặng nề.
Độ tuổi cho trẻ đi học mẫu giáo phổ biến ở Việt Nam và các nước trên thế giới
Trẻ mấy tuổi đi học mẫu giáo thường không có quy định chung. Bằng chứng là độ tuổi bắt đầu cho trẻ đi học ở mỗi nước là khác nhau, tùy vào nhịp sống và văn hóa của từng quốc gia, ví dụ:
– Vương quốc Anh: Các trường mầm non ở vương quốc Anh thường nhận trẻ mẫu giáo từ 3-4 tuổi. Tùy thuộc vào tính chất công việc của gia đình, bố mẹ có thể gửi con sớm hơn ở độ tuổi bé hơn ở các trường tư nhân.
– Mỹ: Ở Mỹ, bố mẹ có thể gửi con mình khi trẻ mới 6 tuần tuổi, thậm chí có nơi còn nhận trẻ chỉ mới 2 tuần tuổi.
– Canada: Trẻ em ở Canada thường sẽ được gửi vào lớp mẫu giáo khi lớn hơn 2 tuổi.
– Thụy Điển: Trẻ em ở Thụy Điển sẽ được tới lớp cùng các bạn khi đủ 1 tuổi
– Nhật Bản: Các trường mầm non ở Nhật Bản thường nhận trẻ ở mốc 3 tháng tuổi
– Đức: Đây là quốc gia có nền giáo dục khuyến khích trẻ phát triển tự nhiên. Tại đây, trẻ 1 tháng tuổi đã có thể cho đi học mẫu giáo.
– Trung Quốc: Ở Trung Quốc, trung bình trẻ lên 3 tuổi sẽ cho trẻ đi học mẫu giáo.
– Việt Nam: Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT, trẻ em mẫu giáo là trẻ em từ 3-6 tuổi, không bao gồm bé dưới 3 tuổi. Do đó, trẻ em dưới 3 tuổi không được xem là nằm trong nhóm trẻ lớp mẫu giáo.
Những lưu ý dành cho bố mẹ khi cho trẻ đi học mẫu giáo
Để hòa nhập nhanh với môi trường học tập mới, bố mẹ cần “bỏ túi” những kinh nghiệm sau:
– Trước khi cho trẻ đi học, bố mẹ nên dành khoảng 2 tuần để kể cho con nghe về thầy cô, bạn bè và những điều thú vị ở trường lớp. Điều này giúp cho trẻ cảm thấy hào hứng, không bị quá bỡ ngỡ khi rời xa vòng tay bố mẹ. Trẻ dù nhỏ nhưng vẫn rất cần lời tâm sự, động viên của cha mẹ.
– Phụ huynh cần tìm hiểu và lựa chọn ngôi trường phù hợp để con theo học. Trong thời gian đi học, nếu trẻ có những biểu hiện lạ, phụ huynh nên nhanh chóng tìm hiểu, báo lại với nhà trường để cùng tìm cách giải quyết.
– Các đồ dùng cá nhân của trẻ như quần áo, bỉm sữa, tã, khăn….nên được chuẩn bị một cách chu đáo, sạch sẽ
– Không nên đưa trẻ đến trường quá sớm, cũng không nên đón con quá muộn. Khi chia tay, bố mẹ nên về ngay, tránh trẻ bịn rịn khiến tâm lý bị ảnh hưởng.
>>> BỆNH TAY CHÂN MIỆNG Ở TRẺ: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH NHẬN BIẾT