Mỗi năm, có khoảng 300 phụ nữ không nhìn thấy rằng họ đã mang thai cho đến lúc lâm bồn. Liên quan đến vụ việc nữ sinh vứt bỏ bé sơ sinh trong thùng rác ngày 5/11 vừa rồi, rất nhiều vụ việc vứt bỏ bỏ thai nhi thương tâm cũng đã từng xảy ra khiến nhiều người không khỏi thương xót cho những em bé sơ sinh. Nguyên nhân khiến những người mẹ này làm như thế chủ yếu là vì bản thân mắc phải Hội chứng chối bỏ thai kỳ.
Hội chứng chối bỏ thai kỳ là gì ?
Pregnancy Denial – Hội chứng chối bỏ thai kỳ là một thuật ngữ mô tả một tình trạng tâm thần phức tạp dẫn đến việc người phụ nữ không ý thức được việc mình đang mang thai.
Và vì lý do nào đó, cơ thể không có bất cứ dấu hiệu mang thai bình thường nào: không có bụng, hầu như không tăng cân, không có dấu hiệu thai kì. Sự di chuyển của thai nhi không cảm thấy hoặc nhầm lẫn với rối loạn tiêu hoá, vô kinh thường thoáng qua hoặc không có.
Các loại của hội chứng chối bỏ thai kỳ
Phụ nữ mắc hội chứng chối bỏ thai kỳ có thể gặp các tình trạng khác như: chối bỏ hoàn toàn, nghi ngờ mang thai mà không có ý thức và hoàn toàn biết mình mang thai nhưng che giấu tình trạng này.
Phụ nữ bị tâm thần mắc hội chứng chối bỏ thai kỳ cũng là những phụ nữ bị rối loạn tâm thần mãn tính, bao gồm tâm thần phân liệt, kéo dài trong suốt thai kỳ. Họ có thể dao động giữa chấp nhận và từ chối đối với việc mang thai của họ. Khi họ từ chối, họ sẽ không chấp nhận rằng các triệu chứng của họ ảnh hưởng đến việc mang thai.
Theo Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ, đối với những người phụ nữ không bị tâm thần, có ba hình thức từ chối mang thai:
Từ chối lan tỏa – điều này đề cập đến những người phụ nữ không cho phép sự hiện diện của thai kỳ bước vào ý thức của mình (36%)
Từ chối ảnh hưởng – người phụ nữ biết rằng mình đang mang thai, nhưng không muốn để nó ảnh hưởng đến cuộc sống của mình hoặc tự bảo vệ bản thân và thai nhi trong suốt thai kỳ (52%)
Từ chối hoàn toàn – Thường thấy ở những người phụ nữ đã bị sảy thai một lần. Sự từ chối đi kèm với ý thức về việc mang thai trong tam cá nguyệt thứ ba (11%).
Hội chứng chối bỏ thai kỳ có phổ biến hay không ?
Theo Tạp chí Y học Anh (BMJ), Hội chứng chối bỏ thai kỳ là không phải là một việc hiếm gặp.
Theo một nghiên cứu có trụ sở tại Berlin trong khoảng thời gian một năm, BMJ kết luận rằng: Vào khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ, hội chứng chối bỏ thai kỳ được quan sát thấy ở 1/475 phụ nữ, tuy nhiên tỷ lệ này giảm xuống còn 1/2500 ở trong khoảng thời gian trước khi sinh nở.
Dựa trên dữ liệu đó, BMJ đã kết luận rằng: Trong khoảng 1600 ca sinh nở, người mẹ sẽ không ý thức về khả năng mang thai của mình sau 20 tuần tuổi thai. Mỗi năm, có khoảng 300 phụ nữ không nhận thấy rằng họ đã mang thai cho đến lúc sinh nở.
Nguyên nhân gây nên hội chứng chối bỏ thai kỳ
Hội chứng chối bỏ thai kỳ được coi là hậu quả của việc không thích nghi với các điều kiện của thai kỳ. Bao gồm thích ứng với các thay đổi và nhu cầu của thể chất, thay đổi hình dáng cơ thể, sẵn sàng cho việc sinh đẻ và chăm sóc em bé, và phát triển liên kết với thai nhi. Tất cả những điều này đều dẫn đến nỗi lo sợ và nghi ngờ quá mức đối với việc tự chăm sóc bản thân và em bé. Trong hầu hết các trường hợp nghiêm trọng ,những điều kiện trên khiến bệnh nhân phủ nhận là mình đang mang thai.
Những người có nguy cơ chối bỏ thai kỳ cao hơn như:
Trẻ tuổi
Mang thai lần đầu
Mức độ trợ giúp xã hội thấp
Tiền sử nghiện thuốc hoặc rối loạn nhân cách
Bị ngược đãi hoặc cưỡng bức
Trí thông minh thấp (Learning difficulty): Nhiều nghiên cứu gần đây cho kết quả trái ngược với rủi ro trên ở những người phụ nữ mắc hội chứng chối bỏ thai kỳ. Chẳng hạn, nhiều phụ nữ có trí thông minh dưới mức trung bình, đã từng có con trước đây và có mức hỗ trợ đầy đủ cũng có thể mắc hội chứng chối bỏ thai kỳ. Trong những tình huống trên, rủi ro sẽ xuất hiện do:
- Căng thẳng tinh thần hoặc cảm xúc, chẳng hạn như mang thai không ý muốn
- Các yếu tố gây căng thẳng bên ngoài, ví dụ áp lực công việc, áp lực cuộc sống… trong suốt quá trình thai kì.
Những biến chứng tiềm ẩn của hội chứng chối bỏ thai kỳ
Hội chứng chối bỏ thai kỳ có thể gây ra các biến chứng cho cả mẹ và bé bao gồm:
Tổn thương tâm lý
Không có chăm sóc tiền sản
Lạm dụng thai nhi
Sinh con khi sống một mình và không có người chăm sóc, dẫn đến nguy cơ đẻ con trong nhà tắm hoặc những nơi không an toàn
Bỏ rơi trẻ sơ sinh
Giết trẻ sơ sinh – Việc này đôi khi là bị động, trừ trường hợp chấm dứt thai kỳ ở người phụ nữ không bị tâm thần. Trong những trường hợp như vậy, nguyên nhân thường do người mẹ trở nên mất phương hướng sau khi sinh nở. Trong trường hợp người phụ nữ bị tâm thần, người mẹ có nhiều khả năng giết chết em bé một cách chủ động.
Chuẩn đoán
Trong một nghiên cứu, gần 4 trong số 10 phụ nữ bị hội chứng chối bỏ thai kỳ đã tới gặp bác sĩ với các dấu hiệu như buồn nôn hoặc đau bụng dưới. Nhưng không được chẩn đoán là có thai. Do đó, những dấu hiệu của việc mang thai như thế nên được chia sẻ với mọi phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.
Bất kỳ người phụ nữ nào không được chăm sóc trước khi sinh hoặc chỉ được chăm sóc ở tuần thứ 20 của thai kỳ và sau đó đột nhiên sinh con, đều có thể mắc hội chứng chối từ thai kỳ. Phụ nữ không nhận thức được việc họ có thai ngay cả trước tuần thứ 20 hoặc muộn hơn cũng phù hợp với chẩn đoán.
Theo dõi và điều trị hội chứng chối bỏ thai kỳ
Khi phát hiện một người phụ nữ bị hội chứng từ chối thai kỳ, cần theo dõi và đòi hỏi sự giúp đỡ về tâm lý. Việc sử dụng thuốc và tâm lý liệu pháp có thể được sử dụng để giúp họ ý thức được việc mang thai. Hỗ trợ xã hội cho họ và hướng dẫn về kỹ năng làm cha mẹ cần được thực hiện.
Nếu người phụ nữ mắc rối loạn tâm thần, nên tiến hành chẩn đoán và điều trị. Việc theo dõi mỗi ngày cũng là việc hết sức cần thiết nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Ở bất cứ giai đoạn thai kỳ nào nên theo dõi từ giai đoạn đầu tiên.
Như vậy, hội chứng chối bỏ thai kỳ cực kỳ nguy hiểm đối với sức khoẻ tinh thần lẫn tính mạng của bà mẹ và thai nhi. Sự thiếu hiểu biết về hội chứng có thể gây ra những quyết định xử trí sai lầm. Do vậy, việc tìm hiểu thông tin chính xác và kịp thời đối với các chị em phụ nữ là rất cần thiết.
>>>Bài viết tham khảo: Cách nhận biết máu báo thai và máu kinh nguyệt.