Mặc dù con vẫn phát triển cân nặng, chiều cao tốt nhưng sự thất thường trong giấc ngủ của con khiến mẹ không khỏi mệt mỏi. Vậy các cơn khủng hoảng ngủ ở trẻ sơ sinh này có thể tự khỏi không?
Khủng hoảng ngủ ở trẻ sơ sinh là gì?
Khủng hoảng ngủ ở trẻ sơ sinh là hiện tượng con bỗng nhiên thức dậy vào lúc nửa đêm, các đợt thức giấc cách nhau 1 đến 2 tiếng, trẻ thường xuyên cáu gắt và và khó ngủ vào ban ngày. Hiện tượng này bắt đầu khi con bắt đầu hình thành nề nếp sinh hoạt ổn định, có các giấc ngủ dài.
Nếu những dấu hiệu này xảy ra vào các cột mốc ở các tháng thứ 4, thứ 8 hoặc 9, tháng thứ 12, tháng thứ 18 thì có khả năng cao là con đang bắt đầu ở giai đoạn khủng hoảng ngủ
Khi trẻ bắt đầu ở những giai đoạn này, trẻ dần nhận thức ra thế giới xung quanh bỗng trở nên vô cùng thú vị và nhận ra trẻ cũng có những khả năng mới như biết lật, biết bò, biết ngồi…
Vì thích thú với những cái mới, bé có thể quên đến việc ngủ. Nếu không hiểu, mẹ thường lo lắng và mệt mỏi do thiếu ngủ thường xuyên khi phải thức cùng bé.
Các giai đoạn khủng hoảng ngủ ở trẻ
Các giai đoạn diễn ra tình trạng khủng hoảng ngủ ở trẻ có thể diễn ra đúng hoặc không đúng với thời điểm tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh:
- Ở giai đoạn khủng hoảng ngủ 4 tháng: Đây là cột mốc đầu tiên của thời điểm khủng hoảng ngủ ở trẻ sơ sinh. Đây là thời điểm bé mọc răng nên bé có thể cáu gắt, khó ngủ. Nhịp sinh học của bé ở thời điểm này cũng đang trong giai đoạn hình thành và hoàn thiện.
- Ở giai đoạn khủng hoảng ngủ 7 – 9 tháng: Từ 7 đến 9 tháng là thời điểm mà bé bước vào giai đoạn ăn dặm. Hệ tiêu hóa của bé đang dần làm quen với các loại thức ăn mới nên khó tránh khỏi những xáo trộn ban đêm của đường ruột khiến con khó ngủ hơn.
- Ở giai đoạn khủng hoảng ngủ 12 tháng: Giai đoạn 12 tháng tuổi là lúc bé có sự nhận thức và hình thành suy nghĩ mọi thứ xung quanh. Chính vì tò mò với thế giới mới nên bé sẽ ngủ ít hơn bình thường. Trong giai đoạn này, thời gian ngủ của trẻ sẽ giảm dần chỉ còn từ 12 đến 14 tiếng mỗi ngày.
- Ở giai đoạn khủng hoảng ngủ 18 tháng hoặc 24 tháng: Giai đoạn này là lúc bé bắt đầu tập nói. Ngoài ra, đây cũng là giai đoạn tâm lý, cảm xúc của trẻ được phát triển nhanh chóng. Bởi kỹ năng phát triển, bé thích dùng những kỹ năng mới để tương tác với mẹ và môi trường xung quanh hơn là ngủ.
Khủng hoảng ngủ ở trẻ xảy ra khiến mẹ mệt mỏi và con cáu gắt
Liệu khủng hoảng ngủ ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm?
Nếu mẹ đang tự hỏi “Liệu khủng hoảng ngủ ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?” thì câu trả lời là không. Khủng hoảng giấc ngủ chỉ là hiện trạng tạm thời, và một khi các bé đã vượt qua giai đoạn này thì nếp sinh hoạt lại trở về bình thường hoặc được cải thiện hơn.
Bí quyết giúp cha mẹ cùng con vượt qua khủng hoảng giấc ngủ
Trước khi áp dụng các giải pháp giúp bé vượt qua giai đoạn khủng hoảng ngủ thì ba mẹ nên có tâm lý rằng đây là việc hết sức bình thường ở mỗi bé. Khủng hoảng ngủ ở trẻ thường không quá ảnh hưởng đến sức khỏe của con.
Đó chỉ là tình trạng xáo trộn sinh lý bình thường trên tiến trình phát triển tự nhiên của trẻ.
Tuy nhiên, điều này lại ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ của cha mẹ vì phải theo thời gian sinh hoạt của bé. Vì vậy, để vượt qua giai đoạn này một cách hiệu quả, mẹ có thể tham khảo một số biện pháp như sau:
Hiểu đúng về khủng hoảng giấc ngủ
Nếu không hiểu đúng về khủng hoảng ngủ, các mẹ có thể lầm tưởng rằng con mình đói, con thiếu canxi. Khủng hoảng ngủ thường có thể kéo dài trong vòng một tuần đến một tháng hay kéo dài tận sáu đến tám tuần.
Không có cách nào để chấm dứt được cơn khủng hoảng ngủ mà đó chỉ là quá trình phát triển bình thường của bé. Mẹ hãy kiên nhẫn trong giai đoạn này và cho con thời gian để thích nghi với việc thức được nhiều hơn.
Điều chỉnh giấc ngủ linh hoạt
Phần lớn các em bé sẽ có lịch ngủ rơi vào khoảng ba giấc ở ban ngày và kép dài như vậy cho đến khi bé được khoảng bốn tháng tuổi. Khi bé lớn đến bốn tháng tuổi, bé có thể sẽ chống lại các giấc ngủ ngắn cuối ngày. Lúc này, mẹ có thể linh hoạt bỏ đi giấc ngủ cuối và cho con ngủ đêm sớm hơn. Ngoài ra, tùy vào độ tuổi của con mà mẹ có thể chọn giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em.
Linh hoạt cho trẻ ngủ bù
Thời lượng ngủ trong một ngày rất quan trọng ở cả trẻ em và người lớn. Vì vậy, nếu mẹ quan sát thấy con ngủ không sâu giấc, hãy linh hoạt cho con ngủ bù ở ngày hôm sau. Mẹ có thể rút ngắn thời gian thức giữa các giấc ngày, cho con đi ngủ sớm hơn hoặc tăng thêm một giấc ngủ ngắn.
Sử dụng thiết bị hỗ trợ ngủ ngon cho trẻ
Để bé hợp tác và đi vào giấc ngủ dễ hơn, thay vì hát cho bé, mẹ có thể sử dụng các thiết bị hỗ trợ ngủ ngon. Mẹ có thể tạo cho con một môi trường ngủ thoải mái và tách biệt với các nguyên nhân gây khó ngủ.
Mẹ có thể tạo phòng ngủ mát lạnh, kéo rèm chắn sáng, dùng tiếng ồn trắng hoặc các bài hát ru ngủ, nôi em bé. Ngoài ra ti giả cũng là một trợ thủ đắc lực giúp con dễ ngủ hơn.
Tránh những thói quen xấu
Với việc con đến giai đoạn khủng hoảng ngủ, gia đình thường sẽ có xu hướng lo lắng và muốn làm mọi cách để con ngủ ngay. Tuy nhiên, cần tránh tạo các thói quen xấu bằng cách cho con ngủ ở bất cứ đâu thay vì ở phòng ngủ.
Mẹ hãy bắt đầu tạo lập thói quen ngủ nhất quán, đúng giờ, làm tiền đề tập cho con tự ngủ trong tương lai.
>>> 6 lý do cha mẹ không nên la hét con trẻ