Sinh con dưới nước: Lợi ích và rủi ro

0
0

Thời gian đón con chào đời đến gần sẽ khiến không ít các mẹ bầu cảm thấy rất lo lắng, hồi hộp, đặc biệt là trước những lời kể về cơn đau đẻ “banh da xẻ thịt”. Vì vậy, nhiều mẹ bầu hiện đại vẫn không ngừng tìm kiếm một phương pháp giảm thiểu đau đớn trong quá trình sinh nở của mình, và sinh con dưới nước được mệnh danh là một phương pháp như vậy.

Sinh con dưới nước có gì khác với phương pháp sinh truyền thống hiện nay? Ưu nhược điểm của phương pháp sinh nở này ra sao?

Sinh con dưới nước là gì?

Đúng với tên gọi của phương pháp này, sinh con dưới nước hay còn được gọi là sinh con tại nhà, nghĩa là mẹ bầu sẽ đón bé chào đời… trong môi trường nước.

Khi cổ tử cung mở đủ chuẩn, mẹ bầu sẽ được các bác sĩ, y tá hộ sinh hướng dẫn đặt mình ở tư thế vừa ngồi, vừa nằm trong 1 chiếc bồn đặc biệt đã được khử trùng, có hình dáng gần giống như bồn tắm. Mẹ bầu sẽ được ngâm ngập nước hết phần bụng với nhiệt độ nước được giữ tầm 36 – 37 độ C. Các bác sĩ sản khoa, y tá hộ sinh sẽ luôn túc trực bên cạnh sẽ hướng dẫn người mẹ cách thả lỏng cơ thể, rặn đẻ và đưa em bé ra đời lên khỏi mặt nước và cắt dây rốn như bình thường.

Phân tich ưu – nhược điểm của phương pháp sinh con dưới nước

Ưu điểm:

  • Giúp mẹ rặn đẻ khá nhanh chóng nhờ vào lực nâng đỡ của nước.
  • Giảm bớt căng thẳng, giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn nhờ nhiệt độ nước ấm.
  • Máu được giữ lưu thông nhanh và đồng thời giúp giữ huyết áp ổn định.
  • Giảm khả năng rách cổ tử cung, âm đạo.
  • Con được sinh ra trong nước không phải chịu nhiều áp lực của âm thanh, ánh sáng vì môi trường nước tương đồng với môi trường dunh dịch nước ối.

Nhược điểm:

  • Đối với các mẹ khó sinh, việc ngâm mình quá lâu dưới nước dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ.
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng khi sinh nếu không đảm bảo tốt các điều kiện về cơ sở vật chất.
  • Con khi sinh ra có nguy cơ hít thở phải nước trong mũi.
  • Không áp dụng với các mẹ có bệnh lý nền như: tiền sản giật, cao huyết áp, nhiễm herpes, viêm nhiễm đường sinh dục, sinh non, nhau thai bong non, suy thai,…
  • Dịch vụ chưa thực sự phát triển ở Việt Nam.

Lợi ích của việc sinh con dưới nước

  • Sức nổi của nước giúp sản phụ cử động dễ dàng hơn trong suốt cơn đau đẻ, và thoải mái thay đổi tư thế trong khi sinh thực.
  • Áp lực lên vùng bụng giảm khi sản phụ ngâm mình trong bể nước. Sức đẩy của nước làm tăng thêm những cơn co bóp hiệu quả, và giúp máu lưu thông tốt hơn, điều này tới lượt cung cấp thêm oxy cho các cơ. Điều này được cho là sẽ giảm đau cho mẹ và cung cấp thêm oxy cho trẻ.
  • Nổi trong bể nước hết sức dễ chịu, điều này được cho là sẽ thúc đẩy cơ thể mẹ tiết ra hormones, do đó đẩy nhanh cơn đau đẻ.
  • Nước tạo ra một môi trường mà sản phụ có thể hành động theo bản năng và có cảm giác kiểm soát.
  • Nhiều sản phụ thấy sinh con trong bể nước là cách thức đơn giản và hiệu nghiệm để đối phó với cơn đau mà không cần dùng thuốc loại mạnh. Hạn chế sử dụng các loại thuốc giảm đau có thể giúp cả mẹ và bé cảm thấy “thật” hơn và tăng khả năng phản ứng sau khi sinh.
  • Một nghiên cứu của Thụy Sỹ phát hiện thấy rằng những ca sinh con dưới nước có tỷ lệ sử dụng thuốc giảm đau chấn thống thấp nhất.
  • Nghiên cứu này cũng phát hiện thấy những ca sinh con dưới nước có tỷ lệ rạch âm đạo thấp nhất (đây là kỹ thuật rạch được thực hiện ở vùng mô quanh âm đạo để quá trình sinh dễ dàng hơn) và tỷ lệ rách âm đạo ở cấp 3 và 4 cũng thấp nhất. Lý thuyết ở đây là nước ấm làm giãn các cơ ở khung xương chậu và làm mềm âm đạo, âm hộ và đáy chậu, do đó giảm tổn thương lên những mô này.
  • Trong một số nghiên cứu, phương pháp này được chứng minh là tăng cường khả năng sinh tự nhiên và sinh thường, với sự can thiệp y tế tối thiểu.
  • Một số sản phụ có hiện tượng tụt huyết áp trong quá trình sinh con dưới nước, lý do có thể là vì việc ngâm mình trong bể nước giúp giảm lo âu và tăng thư giãn. Tác động này đặc biệt rõ ràng trong điều kiện phòng tối.
  • Hô hấp dễ dàng hơn nhờ hơi nước trong không khí đặc biệt có ích cho những sản phụ bị hen miễn là sản phụ có không gian riêng tư và được bảo vệ.

Nhiều phụ nữ từng sinh theo nhiều kiểu khác nhau đánh giá rất cao phương pháp sinh con dưới nước. Họ cho biết mình hài lòng hơn vì việc sinh con nhẹ nhàng hơn, êm ái hơn và dễ chịu hơn.

Vì vậy, nếu bạn không muốn vùng chậu của mình bị tác động, muốn giảm đau, có cảm giác thư giãn hơn, huyết áp thấp hơn và muốn bé bước vào cuộc đời một cách êm ái hơn, thì sinh con dưới nước rất đáng xem xét.

Rủi ro khi sinh dưới nước

Các nghiên cứu phê phán phương pháp sinh con dưới nước thường đưa ra bằng chứng về những ca sinh dưới nước không được kiểm soát tốt, hoặc không được theo dõi, do những đội hộ sinh thiếu kinh nghiệm thực hiện. Cũng như với bất kỳ hình thức sinh nào khác, mọi việc có thể không diễn ra theo ý muốn, ngay cả một rắc rối nhỏ cũng có thể gây ra những ảnh hưởng nguy hại nếu không có sự trợ giúp kịp thời của bác sĩ hoặc nhân viên hộ sinh.

Ví dụ, nếu thiếu kinh nghiệm, người hộ sinh có thể không xác định được người mẹ đang bị mất máu trong bể nước.

Cần những gì khi sinh con dưới nước?

Mẹ sẽ ngâm mình trong một bể nước hoặc một bồn nước, có nhiệt độ khoảng từ 32 đến 37 độ C, mức nhiệt độ bằng nhiệt độ cơ bản của cơ thể. Ngâm mình trong nước trong suốt quá trình đau đẻ giúp giảm đau do co bóp, đặc biệt là những cơn đau ở vùng thắt lưng. Bạn có thể chọn sinh trong nước, mặc dù việc này đòi hỏi phải hết sức cẩn trọng để đảm bảo bé không hít phải nước trong những nhịp thở đầu tiên.

Bể nước cần đủ sâu để toàn bộ vùng bụng của bạn ngập dưới nước. Và sạch đủ để có thể uống được! Nước không cần phải thanh trùng, dù vậy bồn nước cần được làm sạch thật kỹ và khử trùng giữa các lần sinh. Không nên cho thêm muối hoặc tinh dầu vào nước.

Hãy nhớ rằng nếu bạn bước vào bồn hoặc bể nước quá sớm, bạn có thể thấy mình ở trạng thái thư giãn đến độ mức oxytocin trong cơ thể giảm, kéo dài thời gian đau đẻ. Bước ra khỏi bể nước và đi bộ vòng quanh có thể giảm ảnh hưởng do thời gian đau đẻ kéo dài.

>>> Những điều cần biết khi mang thai lần đầu để cả mẹ và bé cùng khỏe mạnh

0
0