Thai nhi 18 tuần phát triển thế nào là thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Đây là giai đoạn thai nhi có những thay đổi đáng kể về các giác quan, hiếu động hơn trong bụng mẹ và cũng là giai đoạn mẹ bầu cảm nhận được rõ ràng sự thay đổi của cơ thể mình.
1. Sự phát triển của thai nhi 18 tuần
Thai nhi 18 tuần tuổi có kích thước bằng một qủa ớt chuông. Cân nặng thai nhi 18 tuần là khoảng 0,192 – 0,255kg (192-255g) và chiều dài từ đầu đến mông của thai nhi tuần 18 là khoảng 14,2cm.
Ở tuần này, bé tiếp tục có những sự phát triển bên trong lẫn hình dáng bên ngoài cơ thể:
- Hệ thần kinh: Tuần 18 của thai kỳ, hệ thần kinh của bé yêu đang dần trưởng thành nhanh chóng. Một mạng lưới các dây thần kinh được bao phủ bởi myelin giúp đẩy nhanh tốc độ truyền tín hiệu từ tế bào thần kinh này sang tế bào thần kinh khác, đang hình thành các kết nối phức tạp hơn. Và những phần trong não đang phát triển nhanh hơn nữa thành những phần phục vụ cho các giác quan như: xúc giác, vị giác, khứu giác, thị giác và thính giác.
- Tai của bé đã ở đúng vị trí chính xác và chìa sang 2 bên theo đúng hình dáng tai hoàn chỉnh. Nhờ các xương tai giữa và các đầu dây thần kinh từ não bộ đang phát triển, bé sẽ nghe thấy các âm thanh như nhịp tim, tiếng máu chảy thông qua dây rốn, thậm chí có thể bị giật mình bởi những tiếng động lớn.
- Đôi mắt bé tiếp tục phát triển. Hướng nhìn của mắt đã di chuyển về phía trước chứ không phải nhìn sáng 2 bên như trước đây. Võng mạc của bé đã có thể phát hiện ra ánh sáng nếu bạn soi đèn pin ngay bụng.
- Sự phát triển của hệ xương: Xương của bé đã phát triển nhưng vẫn còn mềm. Xương đòn và xương chân bắt đầu cứng lại. Tay chân của bé đã cân đối lại với nhau.
- Dấu vân tay, vân chân hình thành: Bây giờ, bé cưng của bạn đã thực sự là một đứa trẻ độc nhất vô nhị bởi khi những dấu vân tay được hình thành.
- Các mạch máu của bé cũng sẽ được nhìn thấy qua làn da mỏng manh. Lớp myelin (bao phủ như chất bảo vệ) hình thành bên ngoài các dây thần kinh của bé.
- Bên trong, hệ tiêu hóa đang dần dần hoạt động. Phổi của bé đang phát triển và biết thở trong môi trường nước ối, nhưng nguồn cung cấp oxy chủ yếu vẫn là thông qua nhau thai. Các mầm thần kinh vị giác bắt đầu phát triển trên lưỡi của bé.
- Bộ phận sinh dục tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, có thể bé sẽ “giấu nhẹm” đi khi máy siêu âm quét qua.
2. Các chỉ số thai nhi 18 tuần
Bên cạnh chỉ số về cân nặng và chiều cao, mẹ cũng có thể theo dõi các chỉ số khác như:
- Chu vi vòng đầu (HC): Khoảng 138 – 157mm.
- Chu vi vòng bụng (AC): Từ 116 – 136mm.
- Độ dài của lưỡi (BPD): Trung bình 39mm.
- Chiều dài của xương đùi (FL): 23 – 28mm.
3. Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào khi mang thai 18 tuần?
Bụng của bạn đã có thể lộ rất rõ vì em bé đang trong giai đoạn phát triển rất nhanh. Việc bụng bầu 18 tuần to hay nhỏ phụ thuộc nhiều vào việc em bé tăng bao nhiêu, cân nặng chiều cao và vóc dáng, số lần mang thai của bạn. Đừng so sánh kích thước bụng bầu 18 tuần của bạn với những người khác. Nếu lo lắng rằng bụng bầu của bạn quá lớn hoặc quá nhỏ, hãy trao đổi với bác sĩ nhé!
Ở tuần này, mẹ bầu cũng gặp những cơn đau tức vùng bụng dưới, ở hai bên hông. Đây là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang ngày càng phát triển lớn hơn về kích thước. Dây chằng bị kéo giãn để thích nghi với điều này.
Vết rạn da: Khi thai nhi 18 tuần, các mẹ bầu có thể nhận thấy các vết rạn da ở bụng, đùi hình thành một cách rõ rệt. Hãy thoa kem dưỡng ẩm có thành phần là rau má hoặc axit hyaluronic để giúp ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng rạn da khi mang thai bạn nhé!
Làn da của mẹ bầu cũng trở nên sạm màu hơn bởi sự gia tăng sắc tố tạm thời. Bên cạnh đó, vùng da nhũ hoa, các vết sẹo, vùng nách, bên trong đùi, âm hộ… cũng trở nên sậm màu hơn. Tuy nhiên, mẹ bầu không cần quá lo lắng bởi hiện tượng này sẽ nhanh chóng biến mất sau khi sinh.
Ở tuần thai này thì bà bầu bắt đầu có dấu hiệu bị đau lưng, gây khó chịu, khó khăn trong sinh hoạt khi đang mang thai. Đặc biệt, chứng đau lưng của bạn sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, không cần lo lắng bởi đây chỉ là một trong những dấu hiệu mang thai mẹ phải trải qua.
Có hai nguyên nhân chính dẫn đến việc mẹ bầu bị đau lưng trong giai đoạn thai kỳ là:
- Ở tuần thai này các xương chậu của mẹ bầu bắt đầu nới lỏng ra để bé có thể di chuyển dễ dàng ra khỏi cơ thể trong quá trình chuyển dạ.
- Bụng của mẹ đầu đã to nên khả năng giữ thăng bằng giảm đi nên mẹ bầu thường có xu hướng sẽ đẩy vai ra sau, ngửa cổ ra và đẩy bụng hướng phía trước để có thể giữ thăng bằng cho cơ thể. Vì lý do này sẽ làm cho phần lưng bị uốn cong, cơ sau lưng bị căng ra và chịu đau đớn, từ đó dẫn đến tình trạng đau lưng khi mang thai.
Nếu mẹ bầu bị đau lưng thì nên hạn chế làm những việc sau:
- Tráng nâng, mang những vật nặng.
- Có thể tập thể dục dưới nước, mát xa để giúp giảm đau lưng.
- Nếu đau quá thì nên nhờ tới bác sĩ để khám và điều trị kịp thời.
Các triệu chứng khác: Trong tuần này và các tuần thai kế tiếp, mẹ bầu có thể bị chuột rút, nhất là khi đang ngủ; chảy máu nướu răng và đôi khi sẽ có thêm triệu chứng phù chân.
Khi mang thai 18 tuần, mẹ bầu đã cảm nhận được sự nặng nề của cơ thể. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những sự thay đổi nhẹ. Bởi trong một vài tuần tới, mẹ bầu còn phải đối mặt với những khó chịu và khó khăn trong di chuyển hơn nữa.
4. Những lưu ý dành cho mẹ
Kiểm soát các cơn thèm ăn: Đôi khi, cơn thèm ăn khi mang bầu 18 tuần sẽ khiến mẹ ăn một cách “vô tội vạ” kể cả các món ăn cay và nóng. Tuy nhiên, hãy hạn chế vì bạn sẽ có nguy cơ cao bị ợ nóng nếu ăn quá nhiều bởi khi mang thai, hệ tiêu hóa của bạn sẽ hoạt động kém hiệu quả hơn. Để làm dịu cơn thèm ăn, hãy ưu tiên những món ăn vặt cho bà bầu vừa bổ dưỡng lại ngon miệng để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Giữ cân nặng của bạn tăng chậm và ổn định: Việc tăng cân nhanh chính là một trong những thủ phạm gây ra các vết rạn da. Do đó, bạn nên xây dựng chế độ ăn và hoạt động thể chất phù hợp để tăng cân từ từ và đều đặn.
Bước vào tuần này, bạn cần phải chú ý nhiều hơn tới các chất dinh dưỡng, vận động và nghỉ ngơi để thai phát triển toàn diện.
Không quên khám thai định kỳ bởi đây là bước quan trọng để phát hiện được những vấn đề bất thường của thai, từ đó có được những biện pháp xử lý kịp thời.
Hạn chế căng thẳng, mệt mỏi hay làm việc quá sức. Đây là giai đoạn bé đã hình thành được giác quan nên bé sẽ cảm nhận được rất rõ tâm lý của mẹ.
Trong khi mang thai, nếu bạn có những vấn đề sức khỏe bất ổn như bị ho, sốt…kéo dài thì nên tới gặp bác sĩ để được thăm khám. Không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa được sự đồng ý từ bác sĩ.
Nếu có thời gian, hãy tham gia các lớp học tiền sản, bởi điều này sẽ rất tốt cho việc chăm sóc trẻ sau này. Khi gặp những vấn đề này thì cần liên hệ bác sĩ ngay:
- Phù tay và phù chân quá to.
- Ra máu, rỉ ối.
- Đau bụng nhiều, dữ dội.
>>> Thai nhi 18 tuần phát triển như thế nào?