Thai nhi 19 tuần phát triển như thế nào?

0
0

Tốc độ phát triển của thai nhi 19 tuần tuổi sẽ chậm hơn so với những tuần trước đó. Tuy nhiên, đây lại là thời điểm mẹ có thể cảm nhận được những cử động đầu tiên của em bé trong bụng. Dưới đây sẽ là một số thông tin chi tiết về sự phát triển của thai, những thay đổi trong cơ thể và lưu ý mà mẹ bầu cần biết trong giai đoạn này. 

1. Thai nhi 19 tuần phát triển như thế nào?

Thai nhi 19 tuần nặng khoảng 272g và dài khoảng 24cm. Giai đoạn này thai bắt đầu hình thành những chi tiết bên trong cơ thể bắt đầu hình thành và phát triển. Chẳng hạn, tóc bắt đầu mọc trên da đầu, thận tạo ra nước tiểu, vùng não chịu trách nhiệm về các giác quan cũng đang phát triển rất nhanh chóng.

Bên cạnh đó, hệ sinh sản của thai nhi cũng bắt đầu phát triển nhanh. Nếu là bé gái, đây chính là thời điểm mà ống dẫn trứng và âm đạo được hoàn thiện, lúc này buồng trứng của bé gái có thể chứa đến hàng triệu quả trứng. Nếu là bé trai, tinh hoàn đã hình thành và một số cơ quan sinh sản khác cũng đang phát triển.

Lúc này, mẹ có thể cảm nhận được cử động đầu tiên của con. Đó là một cảm giác rất thiêng liêng. Đôi khi mẹ cảm nhận cử động của thai giống như có hiện tượng sủi bọt bên trong bụng. Đôi khi lại có cảm giác nhẹ nhàng như vòi nước chảy.

Khi bé đá nhẹ vào thành bụng mẹ, mẹ có thể cảm nhận gián tiếp nếu đặt tay chạm vào bụng. Càng về giai đoạn sau thì cử động của thai sẽ càng rõ ràng hơn. Mẹ sẽ cảm nhận được em bé đang đá, đấm hoặc nấc trong bụng. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy thai nhi đang phát triển tốt.

Bộ não của bé đã phát triển hàng triệu tế bào nơron vận động. Sự phát triển này giúp bé có khả năng thực hiện được nhiều hơn các cử động như mút ngón tay, xoay đầu, hoặc nhiều cử động khác.

Thính giác của bé cũng phát triển nhanh hơn ở tuần thai 18. Lúc này hoặc chỉ một thời gian ngắn nữa thôi, bé sẽ có thể nghe được tiếng động và tiếng trò chuyện của mọi người ở bên ngoài và bé sẽ nghe được tiếng của mẹ rõ nhất.

2. Các chỉ số thai nhi 19 tuần

Hình ảnh siêu âm thai nhi 19 tuần
Hình ảnh siêu âm thai nhi 19 tuần

Dưới đây là các chỉ số thai nhi 19 tuần mà mẹ có thể tham khảo:

  • Chiều dài xương đùi (FL): Khoảng 27 – 36 mm.
  • Chu vi bụng (AC): Khoảng 134 – 176 mm.
  • Chu vi đầu (HC): Khoảng 155 – 185 mm.
  • Cân nặng thai nhi ước tính ( EFW): 227 – 377 g.
  • Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): Khoảng 37 – 52 mm. 

3. Cơ thể mẹ khi mang thai tuần thứ 19

Thai nhi 19 tuần là thời điểm mà cơ thể mẹ có nhiều thay đổi. Lúc này, cơ thể mẹ đang tích cực sản sinh thêm máu mới để cung cấp cho cả mẹ và bé, mẹ có thể bị nghẹt mũi, chảy máu cam tần suất nhiều hơn do lượng máu lưu chuyển tăng lên. Huyết áp của mẹ bầu có thể thấp hơn bình thường. Đây cũng chính là lý do khiến mẹ thường xuyên bị nôn nao, mệt mỏi, thậm chí còn bị ngất.

Dung tích phổi của mẹ của được tăng lên vì thế nhịp thở cũng sẽ nhanh hơn và khiến mẹ nhiều lúc có cảm giác bị hụt hơi.

Bầu vú của mẹ bầu cũng to ra khi thai nhi 19 tuần do các tuyến sữa tăng lên và lưu lượng máu tăng theo.

Trọng lượng cơ thể cũng tăng lên nhanh chóng do thai nhi phát triển khiến mẹ cảm nhận được những cơn đau lưng và xương chậu do bào thai lớn nhanh chèn ép các cơ quan lân cận.

Lúc này mẹ sẽ cảm nhận được sự vẫy đạp của thai nhi trong những thời gian nhất định do thai nhi đang dần phát triển chu kỳ giấc ngủ. Thai nhi đạp với tần suất nhiều lần cho thấy bé đang khỏe mạnh và phát triển tốt. Trường hợp nếu mẹ nhận thấy bé đạp ít đi hoặc tần suất đạp giảm dần một cách bất thường thì nên đi khám bác sĩ ngay.

4. Những lưu ý dành cho mẹ

Thai nhi 19 tuần mẹ bầu cần lưu ý những gì?

Khi bạn bắt đầu có thể cảm nhận được thai máy, hãy chú ý đến các cử động của con bằng cách đếm cử động thai. Mặc dù ở giai đoạn thai kỳ tuần 19, các chuyển động của bé có thể không ổn định nhưng nếu bạn không thể nhận thấy chuyển động của bé trong 1 hoặc 2 ngày, thậm chí 3 – 4 ngày thì bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và can thiệp kịp thời nếu có bất thường.

Khi thai nhi 19 tuần, mẹ bầu cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Ăn uống đầy đủ dưỡng chất: Thời gian này, mẹ bầu cũng nên áp dụng một chế độ ăn đa dạng thực phẩm, đầy đủ dưỡng chất để đảm bảo có một cơ thể khỏe mạnh và đảm bảo thai nhi được cung cấp đủ dinh dưỡng để phát triển tốt nhất.
  • Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức.
  • Tập luyện với những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với bà bầu để lưu thông đường huyết, giúp tinh thần luôn sảng khoái và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Nên trò chuyện cùng bé nhiều hơn: Từ thời điểm này, các giác quan của bé đã bắt đầu nhạy cảm hơn, trong đó bao gồm thính giác. Chính vì thế, mẹ đừng quên trò chuyện với bé nhiều hơn để có sự kết nối giữa mẹ và bé.
  • Ở giai đoạn này, mẹ có thể cảm thấy căng thẳng hơn và khó chia sẻ tình cảm và những vấn đề của bản thân. Đó là tâm lý rất tự nhiên. Mẹ bầu không nên lo lắng quá mà hãy cố gắng chia sẻ nhiều hơn với người thân, bạn bè để được giải tỏa và có tâm lý tích cực hơn. Mẹ bầu cũng có thể dành thời gian để nghe nhạc, đọc sách và làm những điều mình thích.
  • Chú ý đến vấn đề tầm soát dị tật thai nhi để đảm bảo thai nhi đang phát triển khỏe mạnh. Trong trường hợp xảy ra một số bất thường, bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra cho mẹ bầu những lời khuyên hữu ích.
  • Mẹ cần chú ý đến việc kiểm soát cân nặng để phù hợp với tình trạng sức khỏe và đảm bảo sự phát triển của thai nhi.
  • Mẹ cần tìm hiểu những dấu hiệu dọa sinh sớm, nhất là những trường hợp đa thai, từng bị sảy thai hoặc sinh non. Khi xảy ra những bất thường, cần đến ngay cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

Để bảo vệ sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé, mẹ bầu cần lưu ý khám thai theo đúng lịch hẹn của bác sĩ, thực hiện đầy đủ những xét nghiệm, tầm soát quan trọng để kịp thời phát hiện và xử trí những bất thường xảy ra đối với thai nhi và mẹ bầu.

>>> Thai nhi 20 tuần phát triển như thế nào?

0
0