Thai nhi 24 tuần phát triển như thế nào?

0
0

Đối với thai nhi 24 tuần, các túi khí trong phổi của bé đang phát triển và nhân lên, tăng thêm diện tích bề mặt để trao đổi khí oxy và carbon dioxide. Ở thời điểm này, em bé trong có vẻ khá gầy nhưng bước qua tam cá nguyệt thứ ba, bé sẽ bắt đầu bụ bẫm dần lên. 

1. Sự phát triển của thai nhi 24 tuần tuổi

Khuôn mặt của bé trông như thế nào?

Bạn đang băn khoăn không biết gương mặt bé yêu trông sẽ như thế nào? Theo các chuyên gia sản khoa, khuôn mặt của thai nhi 24 tuần tuy còn nhỏ nhưng đã gần như được tạo hình đầy đủ nhưng lông mi, lông mày và tóc sẽ có màu trắng. Nguyên do là bởi ở giai đoạn này của thai kỳ, thai nhi chưa có sắc tố.

Thính giác của thai nhi

Thai nhi 24 tuần bé đã có thể nhận biết được giọng nói của mẹ và phản ứng với những âm thanh xung quanh: âm thanh của không khí khi bạn hít thở, tiếng ọc ọc khi thức ăn di chuyển qua dạ dày và ruột, thậm chí cả những âm thanh rất lớn như tiếng chó sủa, tiếng còi xe… 

Tai trong, bộ phận kiểm soát sự cân bằng trong cơ thể, đã hoàn toàn phát triển, bé 24 tuần tuổi có thể biết mình đang lộn ngược xuống hay trồi lên trong lúc di chuyển trong túi ối.

Sự phát triển của hệ hô hấp thai nhi 24 tuần 

Bé vẫn nhận oxy qua nhau thai. Để chuẩn bị cho việc tự hô hấp sau khi được sinh ra, phổi của bé sẽ phát triển khả năng sản xuất chất hoạt động bề mặt, các phế nang được hình thành và các ống hô hấp tiếp tục phân chia. Các cử động giả hô hấp diễn ra thường xuyên hơn, nhanh hoặc sâu hơn. Đây là một chất giữ các túi khí trong phổi không bị xẹp và gắn dính chúng lại với nhau khi thở ra và giúp hít thở đúng cách.

Thai nhi 24 tuần cử động như thế nào?

24 tuần là lúc sự thay đổi của thai nhi diễn ra rõ rệt. Bé chuyển động nhiều hơn ở tuần 24 nhờ đó giúp bé rèn luyện xúc giác, phát triển và tăng cường sức mạnh cơ bắp, xương khớp. Mỗi bà bầu sẽ cảm nhận thai máy khác nhau. Có người chia sẻ rằng bản thân cảm nhận thai máy như có con tôm đang bật nhảy trong bụng, trong khi một số khác chia sẻ những cử động của bé khá nhẹ nhàng, giống như cánh bướm rung rinh.

Não bộ của bé phát triển nhanh

Mỗi tế bào thần kinh sẽ tiếp tục phân nhánh và liên kết với các tế bào khác tạo thành khớp thần kinh tại các điểm tiếp xúc. Quá trình này sẽ kéo dài đến vài năm sau khi sinh.

2. Các chỉ số thai nhi 24 tuần

Hình ảnh siêu âm thai nhi 24 tuần
Hình ảnh siêu âm thai nhi 24 tuần

Theo bảng cân nặng thai nhi theo tuần, chiều dài từ đầu đến gót chân của thai nhi 24 tuần khoảng 30cm, trọng lượng khoảng 0,665kg.

Một vài chỉ số khác của thai 24 tuần:

  • Chu vi đầu (HC): 184 – 210mm, trung bình 224mm.
  • Chiều dài xương đùi (FL): 40 – 46mm, trung bình 42mm.
  • Chu vi bụng (AC): 171 – 231mm, trung bình 201mm.
  • Đường kính lưỡi đỉnh (BPD): 53 – 65mm, trung bình 59mm.

3. Cơ thể mẹ bầu thay đổi như thế nào?

Cơ thể mẹ bầu khi thai nhi 24 tuần sẽ có nhiều thay đổi

Khi đến tuần thứ 24, cơ thể mẹ cũng có những thay đổi theo sự phát triển của thai nhi, cụ thể:

Ngoài các triệu chứng thai kỳ thường gặp trong tam cá nguyệt thứ hai như đau lưng, đau bụng dưới, lông, tóc phát triển nhanh, tăng cân… trong giai đoạn thai nhi 24 tuần tuổi, mẹ còn có thể bị ngứa bụng dữ dội. Nguyên nhân là do bụng mẹ lớn lên khiến da bị giãn một cách nhanh chóng và mất độ ẩm, từ đó gây ngứa ngáy và khó chịu. Hãy cố gắng đừng gãi bởi điều này sẽ chỉ làm cho bạn cảm thấy ngứa hơn và có thể gây kích ứng.

Bị bệnh trĩ

Thể tích máu và nồng độ hormone progesterone trong cơ thể tăng lên làm giãn nở và sưng phù các thành mạch, khiến mẹ bầu có khả năng bị trĩ khi mang thai.

Tiểu đường thai kỳ

Khoảng 2% – 5% mẹ bầu có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ vào khoảng từ tuần thứ 24 đến 28. Nguyên nhân là do nhau thai đang sản xuất một lượng lớn hormone có thể gây kháng insulin.

Suy yếu nướu răng

Bà bầu bị chảy máu chân răng là tình trạng khá phổ biến. Bởi các hormone progesterone và estrogen do nhau thai sản xuất ra làm tăng tuần hoàn máu, gây phù nề và xung huyết các mô nâng đỡ răng. Progesterone còn gây ức chế miễn dịch trên các mô miệng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. Quá trình axit hóa nước bọt cũng làm các mô nha chu dần suy yếu.

Co thắt Braxton Hicks: 

Khi thai nhi 24 tuần, mẹ bầu sẽ bị chứng co thắt Braxton Hicks (hay còn gọi là cơn gò chuyển dạ giả) thường xuyên hơn. Tình trạng này thường xuất hiện vào khoảng tháng thứ 4 của thai kỳ, tần suất không đều và không có tính chu kỳ. Những cơn gò này là bước đầu để tử cung của mẹ bầu rèn khả năng chịu đựng và luyện tập cho ngày sinh trong vài tháng tới.

Rốn lồi ra 

Hầu hết phụ nữ mang thai đến giai đoạn này của thai kỳ đều sẽ nhận thấy rốn có xu hướng lồi ra. Nguyên do là bởi tử cung không ngừng gia tăng kích thước gây chèn ép lên các cơ quan xung quanh và có thể khiến rốn của bạn bị đẩy ra ngoài. Việc rốn lồi ra có thể khiến bạn cảm thấy hơi tự tin chứ không gây ra bất kỳ vấn đề sức khỏe nào. Tin vui là điều này sẽ trở lại bình thường sau khi bạn sinh con. 

Hội chứng ống cổ tay

Khi bạn mang thai 24 tuần, cổ tay và ngón tay có xu hướng bị tê một cách khó chịu. Đây rất có thể là các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay.

Tình trạng sưng tấy thường gặp khi mang thai khiến chất lỏng tích tụ ở chân trong ngày. Khi bạn nằm, lượng chất lỏng này sẽ được phân bổ đến các phần còn lại của cơ thể, bao gồm cả bàn tay gây áp lực lên dây thần kinh chạy qua cổ tay. Từ đó gây ra cảm giác tê, ngứa ran, đau hoặc đau âm ỉ ở các ngón tay, bàn tay hoặc cổ tay.

Để giảm bớt cảm giác khó chịu, hãy tránh gối đầu lên tay khi ngủ, kê tay lên gối mỏng vào ban đêm. Việc lắc nhẹ tay và cổ tay cũng có thể giúp ích. Nếu phải làm các công việc có tính chất lặp đi lặp lại như đánh máy, chơi piano, hãy thường xuyên nghỉ ngơi và thư giãn đôi tay.

4. Mẹ cần lưu ý những gì ở thời điểm này

4.1. Lưu ý về vận động và dinh dưỡng

Cần duy trì chế độ vận động phù hợp như tập thể dục đều đặn, nhẹ nhàng giúp cơ thể khỏe khoắn, kiểm soát cân nặng và giảm nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.

Đồng thời, mẹ bầu cũng nên xây dựng và thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, ngăn ngừa thiếu máu khi mang thai và giúp bé phát triển khỏe mạnh:

  • Bổ sung những thực phẩm giàu sắt cho bà bầu như các loại rau xanh (bông cải xanh, rau chân vịt, cải bó xôi,…), các loại cá (cá mòi, cá hồi,…), thịt gia cầm và thịt đỏ.
  • Duy trì sử dụng các loại thực phẩm giàu axit folic cho bà bầu. Axit folic sẽ giúp mẹ hình thành các tế bào hồng cầu trong máu, giảm nguy cơ dị tật thai nhi.
  • Ăn những thực phẩm giàu vitamin C, vitamin B, B12, canxi cho bà bầu.

4.2. Theo dõi và khám sức khỏe thai kỳ

3 tháng giữa thai kỳ là thời kỳ phát triển mạnh của thai nhi, vì vậy mẹ cần theo dõi và khám thai định kỳ để:

  • Tầm soát nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ em
  • Xét nghiệm kiểm tra lượng đường glucose sẽ được thực hiện khi bạn mang thai trong khoảng từ tuần 24 đến tuần 28. Từ kết quả của xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ biết mẹ có bị đái tháo đường thai kỳ hay không. Việc mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cũng có thể làm tăng nguy cơ phải sinh mổ vì có thể khiến thai lớn gây sinh khó do kẹt vai.
  • Kiểm soát cân nặng mẹ bầu và đánh giá tình trạng sức khỏe so với sự phát triển của thai nhi.
  • Hiểu rõ các dấu hiệu dọa sinh sớm để can thiệp kịp thời, nhất là những người mang đa thai, có tiền sử sảy thai hoặc sinh non.

>>> Thai nhi 25 tuần phát triển như thế nào?

0
0