Thai nhi 28 tuần phát triển như thế nào?

0
0

Thai nhi 28 tuần nghĩa là bạn đang mang thai ở tháng thứ 7 và đã bước vào tuần đầu tiên của tam cá nguyệt thứ ba. Thời điểm này thai nhi đã phát triển cân đối, đầy đặn và gần giống với một em bé sơ sinh, trẻ cũng tăng cân nhanh chóng khiến không gian bên trong tử cung ngày càng trở nên chật chội hơn. 

1. Sự phát triển của thai nhi 28 tuần

Thai nhi 28 tuần có nhiều sự phát triển rõ rệt
Thai nhi 28 tuần có nhiều sự phát triển rõ rệt

Ở tháng thứ 7 của thai kỳ, thai nhi có nhiều sự phát triển rõ rệt. Cân nặng của bé tăng hơn 400g chỉ trong vòng 1 tuần, điều này đồng nghĩa khả năng tích trữ lớp chất béo dưới da đã được hình thành. Lớp chất béo này không chỉ đóng vai trò tích trữ năng lượng dự trữ mà còn góp phần điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của trẻ.

Bên cạnh cân nặng, não của bé thời điểm này cũng phát triển với hàng triệu nơron thần kinh nên khả năng kiểm soát cử chỉ cũng tốt hơn. Lớp vỏ bao quanh các sợi thần kinh đang dần phát triển và sự phát triển này sẽ càng mạnh mẽ hơn trong những năm tháng đầu đời của trẻ.

Hiện tượng mút ngón tay cái và nuốt đúng cách, thở đều đặn, hít nước ối của trẻ cho thấy phổi đang dần được hoàn thiện, chuyển động thở của bé trở nên đều đặn hơn. Đồng thời, quá trình tiết chất, hoạt động bề mặt nằm trong các phế nang phổi vẫn diễn ra thường xuyên và liên tục góp phần quan trọng vào sự phát triển của phổi.

Thai nhi 28 tuần tuổi là thời điểm bé phát triển quan trọng về các giác quan. Điển hình là mắt trẻ luôn trong trạng thái mở và có sự nhạy cảm với sự thay đổi giữa bóng tối và ánh sáng. Thính giác đã hoàn thiện giúp bé có thể nghe tốt cả âm thanh bên trong và ngoài cơ thể mẹ. Vị giác và khứu giác cũng được hình thành thông qua việc hấp thụ nước ối và tính thấm của nhau thai.

Thời điểm này bé đã có thể cảm nhận được cảm xúc và những tín hiệu từ mẹ. Do vậy, những cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, trầm cảm và lo âu từ mẹ sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tới sự phát triển về não bộ và cảm xúc của bé sau này.

Thai 28 tuần, bé có thể cảm nhận được cảm xúc của mẹ, vì thế, mẹ nên hạn chế sự căng thẳng. Mối quan hệ tình cảm giữa mẹ và bé cũng sẽ trở nên bền chặt hơn từ giai đoạn này. Bên cạnh đó, mẹ sẽ cảm thấy cử động của thai nhi ít dần đi do hạn chế về không gian trong bụng mẹ. Nhưng chuyển động của bé thì trở nên mạnh mẽ hơn và có thể đạp khá mạnh do cơ bắp lúc này đã vững chãi hơn.

2. Các chỉ số thai nhi 28 tuần

Theo Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ (American Pregnancy Association – APA), thai nhi 28 tuần sẽ có cân nặng chuẩn là 1kg, chiều dài rơi vào khoảng 37,6cm, tương đương với một bắp cải thảo. Ngoài chiều cao và cân nặng, mẹ bầu cũng cần phải chú ý đến những chỉ số quan trọng ở tháng thứ 7 như sau:

  • Chu vi bụng của bé (AC): từ 216 – 275mm, với chu vi trung bình là 246mm.
  • Chu vi đầu của thai nhi (HC): từ 251 – 281mm, với chu vi trung bình là 266mm.
  • Đường kính lưỡi đỉnh (BPD): từ 65 – 77mm, với trung bình là 71mm.
  • Cân nặng thai nhi ước tính (EFW): từ 1004g – 1416g, với trung bình là 1210g.
  • Chiều dài xương đùi thai nhi 28 tuần (FL): từ 49 – 59mm, với trung bình là 52mm.
  • Chiều dài xương mũi thai nhi 28 tuần (FNBL): từ 6,3mm – 8,5mm.

3. Cơ thể mẹ bầu khi mang thai 28 tuần

Ngủ nghiêng khi thai kỳ phát triển cũng rất quan trọng, đặc biệt là từ tuần 28. Nằm ngửa sẽ gây áp lực lên các mạch máu lớn. Điều này có thể làm giảm lưu lượng máu đến tử cung của bạn và hạn chế nguồn cung cấp oxy cho em bé. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nằm nghiêng khi ngủ có thể giảm một nửa nguy cơ thai chết lưu.

Rò rỉ sữa non 

Trong tam cá nguyệt thứ ba, bạn có thể nhận thấy những chấm nhỏ chứa chất màu vàng xuất hiện bên trong áo ngực. Đây là sữa non, loại sữa đầu tiên mà cơ thể bạn tạo ra khi mang thai và sinh con. Sữa non rất giàu kháng thể và chất dinh dưỡng nên còn được gọi là “vàng lỏng”.

Không phải tất cả phụ nữ mang thai đều rò rỉ sữa non nhưng nếu bầu ngực của bạn đang tiết ra sữa non khi mang thai 28 tuần thì đây không phải là điều cần lo lắng. Cơ thể bạn đã sẵn sàng cho việc nuôi con bằng sữa mẹ và hormone prolactin đang hoạt động. Nếu tình trạng rò rỉ gây khó chịu, hãy dùng đến sự trợ giúp của miếng lót thấm sữa.

Da mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn 

Tình trạng da nhạy cảm có thể xuất hiện khi mang thai ngay cả ở những người không hề có làn da nhạy cảm. Một số bộ phận trên cơ thể có thể bị khô và bong tróc, một số khác do phát ban do nhiệt hoặc chất kích thích bên ngoài.

Thông thường, vùng da nhạy cảm nhất là bụng, hông, đùi vì khu vực này đang không ngừng căng ra. 

Nội tiết tố  thai kỳ có thể khiến bạn nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với các chất thường không ảnh hưởng đến bạn, chẳng hạn như ánh sáng mặt trời, nhiệt độ, chất tẩy rửa, clo và thậm chí một số loại thực phẩm quen thuộc. Nếu bị bệnh chàm, bạn có thể gặp phải một số đợt bùng phát nghiêm trọng khi mang thai.

>>> Những điều cần biết khi mang thai lần đầu để cả mẹ và bé cùng khỏe mạnh

4. Những triệu chứng mẹ bầu sẽ gặp phải khi thai nhi 28 tuần

  • Thai nhi 28 tuần tuổi đang phát triển lớn dần và chuyển dịch vị trí về phía bàng quang khiến nhu cầu đi tiểu của mẹ tăng lên. Thậm chí có một số trường hợp gây cảm giác khó chịu cho mẹ vì đi tiểu nhiều lần nhưng vẫn có cảm giác vẫn muốn đi tiểu.
  • Khi mang thai cơ thể mẹ luôn trong trạng thái mệt mỏi, khó chịu, thèm ngủ nhưng chứng mất ngủ cứ luôn làm phiền. Đây là triệu chứng thường thấy của các mẹ bầu 28 tuần và khó để điều trị. Lưu ý tuyệt đối không sử dụng thuốc an thần và thuốc ngủ vì nó gây ảnh hưởng không tốt tới thai nhi.
  • Triệu chứng chuột rút ở mẹ bầu xuất hiện với tần suất ngày một nhiều, do giãn tĩnh mạch ở chân gây ra.
  • Cân nặng của em bé ở thai 28 tuần bắt đầu đè nặng lên toàn bộ cơ thể mẹ, vì vậy mà mẹ tăng trung bình từ 8 đến 9 kg kể từ khi bắt đầu mang thai. Tử cung rất căng và em bé đè lên các cơ quan nội tạng. Khung xương sườn bị nén, mẹ có thể cảm thấy khó thở và hụt hơi khi đi bộ.
  • Ở tháng thứ 7 mẹ bầu thường xuyên gặp các vấn đề về tiêu hóa như táo bón khi mang thai, trào ngược dạ dày kèm theo mệt mỏi, triệu chứng này là hoàn toàn bình thường và nó có thể kéo dài trong vài tuần.
  • Tình trạng rạn da ở hai bên bụng và quanh rốn rõ ràng hơn do sự căng da cơ học kết hợp với sự suy yếu của các sợi collagen và elastin khi mang thai gây ra.
  • Thai nhi 28 tuần khiến các vết rạn da xuất hiện ở hai bên bụng và quanh rốn do sự căng da cơ học kết hợp với sự suy yếu của các sợi collagen và elastin dưới tác dụng của hormone thai kỳ.
  • Mẹ bầu thường xuyên đau bụng, đau bụng dưới, đau thắt lưng, đau khớp háng và mông,… Nguyên nhân có thể do nội tiết tố, hạn chế về mặt cơ học và trao đổi chất trong giai đoạn thai kỳ.
  • Tâm lý của mẹ cũng có những sự thay đổi rõ rệt, mẹ thường xuyên mất tập trung, dễ cáu gắt và dễ xúc động hơn bình thường. Điều này không đồng nghĩa với việc mẹ có thể bị trầm cảm sau sinh mà chỉ là mẹ đang trong giai đoạn tâm lý nhạy cảm nhất mà thôi.

5. Lưu ý dành cho mẹ bầu

Chế độ dinh dưỡng

  • Bổ sung sắt: Thời điểm này nhu cầu sắt của mẹ bầu tăng gấp đôi so với bình thường. Thiếu sắt có thể gây ra thiếu máu ở mẹ và ảnh hưởng tới sức khỏe của cả thai nhi. Do vậy mẹ hãy tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa nhiều sắt như thịt gà, rau chân vịt, đậu phụ, rau muống, thịt bò,..trong chế độ ăn của mình nhé!
  • Bổ sung thực phẩm giàu axit folic: Đây là chất quan trọng trong việc tạo máu và phát triển cơ thể. Chất này có nhiều trong các loại rau củ rau củ như cải bó xôi, rau chân vịt, ngũ cốc, các loại đậu,…
  • Vitamin C: Là một chất vô cùng quan trọng trong quá trình mang thai giúp tăng cường sức đề kháng cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, đây lại là một loại vitamin mà cơ thể không tự tổng hợp được, mẹ có thể bổ sung vitamin C bằng cách ăn nhiều các loại trái cây hoặc nước ép trái cây như: cam, quýt, bưởi,…
  • Uống nhiều nước mỗi ngày: Đây là cách giúp hạn chế tối đa nguy cơ tăng huyết áp, sinh non, táo bón,… ở mẹ bầu. Lượng nước trung bình được khuyến cáo cho mẹ bầu ở tháng thứ 7 là khoảng 2,5 – 3 lít nước/ngày.
  • Bổ sung canxi cho bà bầu: Canxi là chất cần thiết trong việc phát triển khung xương của trẻ. Mẹ có thể bổ sung canxi thông qua các loại thực phẩm hoặc sữa bầu.
  • Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất: Mẹ có thể sử dụng thêm thuốc bổ cho bà bầu nhưng cần có sự đồng ý của bác sĩ.

>>> Thiếu máu thai kỳ là gì?

Chế độ vận động 

Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ khuyến cáo rằng mẹ bầu tuần thứ 28 vẫn nên duy trì việc tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng khoảng 30 phút/ngày nếu nhịp tim luôn ở mức dưới 140 nhịp/phút. Các môn thể dục như bơi lội, đi bộ, thể dục nhịp điệu, yoga trước khi sinh và khiêu vũ,… sẽ rất phù hợp cho mẹ bầu.

Tuyệt đối không tiếp cận với những bài thể dục gây mất sức, mất thăng bằng và khiến nhịp tim vượt quá mức tối đa như kickboxing, lướt ván nước. Đồng thời trong giai đoạn này mẹ bầu cũng tránh các động tác giãn cơ hoặc nằm ngửa.

>>> Thai nhi 29 tuần phát triển như thế nào?

0
0