Thai nhi 38 tuần phát triển như thế nào và các chỉ số mẹ cần biết

0
0

Khi thai nhi 38 tuần, mẹ đã đi đến chặng cuối của thai kỳ. Hãy cùng tìm hiểu về sự phát triển của thai nhi ở giai đoạn này và các chỉ số mà mẹ cần biết nhé!

1. Thai nhi 38 tuần nặng và dài bao nhiêu?

Thai nhi tuần 38 đã phát triển toàn diện các cơ quan trong cơ thể

Bước vào tuần thứ 38 của thai kỳ, bé gần như đã phát triển hoàn thiện về cân nặng và các cơ quan bên trong cơ thể, chu vi của đầu của thai nhi lúc này đã bằng với vòng bụng. Theo bảng cân nặng chuẩn của WHO, em bé có thể nặng khoảng 3kg và dài 49.3cm, tương đương với một quả dưa hấu nhỏ hoặc một nhánh tỏi tây. Lớp mỡ chiếm phần lớn trong khối lượng cơ thể của thai nhi, có tác dụng giữ ấm sau khi bé được sinh ra ở môi trường bên ngoài.

2. Thai nhi 38 tuần phát triển như thế nào? 

Mẹ bầu tuần 38 sẽ luôn mong ngóng và thắc mắc không biết bé đã phát triển đến như thế nào? Dưới đây là sự phát triển cơ bản của thai nhi: 

Bắt đầu có phản xạ cầm nắm

Các hành động như nắm và mút tay cũng được bé thực hiện thường xuyên hơn. Quá trình rèn luyện trong thời gian này cho phép trẻ sơ sinh có thể nắm lấy tay mẹ và ngậm mút bầu sữa ngay sau khi vừa chào đời.

Lông tơ rụng

Lớp chất sáp bã nhờn bên ngoài da và lớp lông tơ bao phủ cơ thể bé để sưởi ấm khi bé ở bên trong tử cung sẽ rụng mất khi thai nhi tuần 38. Việc này được xem là dấu hiệu chuẩn bị cho sự ra đời của bé.

Mọc móng chân

Móng chân của thai nhi 38 tuần bắt đầu mọc dài và phát triển nhanh hơn cho đến lúc chạm đầu ngón chân. Đây là sự thay đổi rất quan trọng trước khi bé chào đời.

Phổi phát triển và hoàn thiện

Giai đoạn này, phổi của thai nhi 38 tuần vẫn đang được phát triển và dần hoàn thiện. Cơ quan này sản xuất ngày càng nhiều hơn các chất có hoạt tính bề mặt, có tác dụng giữ cho túi khí trong phổi của bé không bị xẹp và gắn chặt với nhau khi bé thở. Mẹ có thể cảm nhận thai nhi nấc cụt, điều này thể hiện quá trình trưởng thành của phổi. 

Phát triển hệ thần kinh, não bộ

Não của thai nhi vẫn đang phát triển ngày một phức tạp, tạo ra những rãnh sâu, hay còn gọi là nếp nhăn, và tăng thêm diện tích bề mặt cho các tế bào thần kinh. Bộ não bắt đầu kiểm soát các chức năng của toàn bộ cơ thể, từ hô hấp cho đến điều chỉnh nhịp tim. Các mẹ cần bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất, thai nhi sẽ tiếp tục nhận chất béo bổ sung để điều chỉnh não và hệ thần kinh, từ đó gia tăng khả năng thích ứng với tất cả những tác động từ môi trường bên ngoài đang chờ đợi bé.

Phát triển nhu động ruột

Thai nhi 38 tuần sẽ nuốt nước ối, chất sáp bã nhờn, lông tơ, chất thải từ ruột, mật…Tuy nhiên chúng sẽ được đào thải ra ngoài sau với dạng phân su có màu xanh sẫm khi bé chào đời nên các mẹ không cần lo lắng nhé.

3. Chỉ số của thai nhi 38 tuần 

Ngoài cân nặng, chiều dài và chiều dài bàn chân thai nhi, thai nhi 38 tuần còn có các chỉ số sau:

  • Chu vi vòng bụng (AC): 30cm – 38,6cm trung bình 35cm.
  • Chiều dài xương đùi của thai nhi (FL): 6,7cm – 8,1cm, trung bình 7,1cm
  • Đường kính lưỡng đỉnh của thai 38 tuần (BPD): 8,6cm – 9,8cm, trung bình 9,2cm.
  • Chu vi vòng đầu (HC): 32cm – 36cm, trung bình 34cm.

Các chỉ số của thai nhi 38 tuần có nhiều sự thay đổi

4. Những thay đổi của cơ thể mẹ khi thai nhi 38 tuần 

Ngoài sự phát triển của thai tuần 38 thì cơ thể mẹ cũng có nhiều sự thay đổi lớn, như:

  • Đi tiểu thường xuyên hơn
  • Nhiều mẹ bị ra dịch màu vàng
  • Mẹ bầu tuần 38 có thể bị tiêu chảy.
  • Thường xuyên ngứa bụng.
  • Bị phù chân khi mang thai.
  • Ngực của mẹ lớn hơn trước đây 1-2 size áo.
  • Mức năng lượng thay đổi lớn, có mẹ sẽ thấy nhiều năng lượng, có mẹ sẽ cảm thấy càng mệt mỏi hơn. Khi thai nhi 38 tuần mà mẹ thấy quá nhiều tiêu cực hãy gặp chuyên gia tham vấn tâm lý để tránh trầm cảm khi mang thai.

Khi thai nhi 38 tuần, mẹ có thể bị sưng phù chân

5. Thai 38 tuần có sinh được chưa? 

Theo các chuyên gia, từ tuần 37 – 40, thai nhi đã có thể chào đời an toàn. Sinh non chỉ tính đối với các thai dưới 37 tuần, vậy nên thai nhi 38 tuần hoàn toàn có thể chào đời mà không phải là sinh non. 

6. Khi nào mẹ cần đến gặp bác sĩ 

Mẹ bầu tuần 38 đồng nghĩa thai nhi đã 9 tháng hơn, đủ thời gian 9 tháng 10 ngày, sắp đến ngày chuyển dạ. Mẹ nên đến gặp bác sĩ khi có những dấu hiệu sau:

  • Xuất huyết âm đạo với lượng từ trung bình đến nhiều
  • Đau bụng dữ dội
  • Thai nhi giảm cử động
  • Nước ối chảy nhiều
  • Ra nhớt hồng âm đạo

>>> Thai nhi 39 tuần phát triển như thế nào và các chỉ số mẹ bầu cần biết

>>> Thai nhi 40 tuần phát triển như thế nào và các chỉ số mẹ bầu nên biết

0
0