Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh cổ tử cung

0
0
Dấu hiệu và cách phòng bệnh tử cung

Cổ tử cung là bộ phận nằm trong cơ quan sinh sản của phụ nữ và rất dễ mắc phải các căn bệnh phụ khoa như u xơ cổ tử cung, viêm loét cổ tử cung, polyp cổ tử cung hay ung thư. Không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ mà các bệnh ở cổ tử cung cũng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng vô sinh, hiếm muộn hiện nay. Vậy cách phòng bệnh cổ tử cung như thế nào?

Dấu hiệu nhận biết bệnh tử cung thường gặp

Lưu ý các dấu hiệu thường gặp phải hằng ngày, cảnh báo sức khỏe của “cô bé” không được tốt. Cùng với những tips giúp phòng bệnh cổ tử cung phổ biến hiệu quả.

Chảy máu âm đạo bất thường

Ra máu âm đạo bất thường là một dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung.

Các triệu chứng chảy máu âm đạo khác thường gặp bao gồm:

Chảy máu âm đạo sau khi quan hệ tình dục

Chảy máu sau khi mãn kinh

Chảy máu giữa các kỳ kinh nguyệt

Kinh nguyệt kéo dài

Kinh nguyệt nhiều hơn bình thường

Tiết dịch âm đạo bất thường

Đây cũng là dấu hiệu nhận biết bệnh cổ tử cung thường gặp:

Dịch tiết ra có thể chứa một ít máu, giữa chu kỳ kinh hoặc sau khi mãn kinh.

Dịch tiết có mùi hôi. 

Dịch có màu khác thường (trắng, trong, dạng nước hoặc màu nâu).

Đau khi quan hệ tình dục

Tình trạng đau khi quan hệ tình dục là dấu hiệu quan trọng cảnh báo các bệnh lý ở đường sinh dục, trong đó có ung thư cổ tử cung mà bạn cần phải chú ý và tuyệt đối không được chủ quan, hay bỏ qua. Có nhiều nguyên nhân gây đau khi quan hệ tình dục, nếu như đột nhiên gặp phải tình trạng trên bạn nên đi thăm khám sớm để có hướng chữa trị thích hợp hoặc chẩn đoán xác định sớm bệnh cổ tử cung.

Bị đau khi quan hệ tình dục
Bị đau khi quan hệ tình dục

Đau vùng chậu, đau lưng dưới

Nếu bạn bị đau nhiều vùng thắt lưng, xương chậu, thậm chí là vùng xương chậu, vùng lưng dưới cũng là dấu hiệu báo động của sự bất thường ở cổ tử cung. Sự xuất hiện và phát triển của khối u trong cổ tử cung gây nhiều ảnh hưởng đến việc vận chuyển oxy của tử cung. Vì vậy, khi có triệu chứng đau âm ỉ, thậm chí là dữ dội vùng bụng dưới xương chậu, phụ nữ cần chú ý thăm khám ngay.

Cách phòng bệnh cổ tử cung

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), điều quan trọng nhất có thể làm để giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung là tiêm vắc xin dự phòng và làm các xét nghiệm tầm soát định kỳ.

Vắc xin phòng ngừa HPV là cách phòng ngừa bệnh cổ tử cung hữu hiệu nhất

Tiêm vắc xin phòng ngừa HPV giúp bảo vệ cơ thể chống lại các loại virus HPV phổ biến gây bệnh ung thư cổ tử cung, âm đạo và âm hộ.

Tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh về HPV
Tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh về HPV

Tại Việt Nam, thuốc chủng ngừa HPV cũng được khuyến cáo đối với mọi phụ nữ từ 26 tuổi trở xuống, nếu chưa từng được chủng ngừa. Tiêm ngừa HPV thông thường không được khuyến cáo đối với phụ nữ trên 26 tuổi vì hầu hết phụ nữ ở độ tuổi này thường đã phơi nhiễm với HPV và ít đem lại hiệu quả cap trong dự phòng bệnh cổ tử cung.

Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ trong độ tuổi từ 27 đến 45 tuổi và chưa được chủng ngừa đều được tiêm phòng HPV sau khi trao đổi với bác sỹ về khả năng lây nhiễm chủng HPV mới, cũng như những lợi ích nếu có của việc tiêm phòng bệnh cổ tử cung.

Trẻ em gái dưới 15 tuổi sẽ được tiêm 2 liều vắc xin, mỗi liều cách nhau từ 6-12 tháng. Với những người đủ 15 tuổi trở lên, tiêm 3 liều cách nhau 6 tháng.

Tầm soát phụ khoa định kỳ

Các dấu hiệu bệnh cổ tử cung nói trên có thể cảnh báo bạn đang bị bệnh lý này ở giai đoạn nào. Vì vậy, không nên đợi đến lúc có dấu hiệu mới thăm khám phụ khoa. Các phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung hiện nay là phết tế bào cổ tử cung (Pap smear), xét nghiệm HPV. Xét nghiệm Pap smear định kỳ có thể giúp tầm soát bệnh lý phát hiện sớm để điều trị hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ biến chứng tái phát của bệnh cổ tử cung.

Tầm soát phụ khoa định kỳ, kiểm tra sức khỏe
Tầm soát phụ khoa định kỳ, kiểm tra sức khỏe

Phụ nữ từ 21 – 29 tuổi được khuyên nên xét nghiệm Pap smear 3 năm/1 lần. Phụ nữ từ 30 – 64 tuổi nên làm song song xét nghiệm Pap smear và xét nghiệm HPV 5 năm/lần. Xét nghiệm HPV giúp phát hiện các ca bệnh bị bỏ sót bằng xét nghiệm Pap smear, gia tăng khả năng phát hiện bệnh từ xa. Ngoài các mốc thời gian trên, nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường khác, nên đến cơ sở y tế thực hiện soát tầm ngay.

Chế độ sinh hoạt lành mạnh và an toàn

Ngoài 2 phương pháp trên, để không bị lây nhiễm virus HPV, trẻ gái và phụ nữ cũng cần duy trì lối sống lành mạnh để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, quan hệ tình dục an toàn, không dùng thuốc tránh thai khẩn cấp để phòng tránh bệnh.

Chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phòng bệnh cổ tử cung, giúp tăng cường đề kháng chống lại bệnh ung thư phụ nữ nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin E, A, C giàu chất chống oxy hoá như nghệ, cà chua, cà rốt, trà xanh,… vừa giúp bảo vệ tế bào khỏi gốc tự do, phòng bệnh cổ tử cung hiệu quả.

Ung thư cổ tử cung có thể xảy đến với bất kỳ ai, đừng quên lắng nghe những dấu hiệu ung thư cổ tử cung mà cơ thể đang “cầu cứu” để nắm lấy thời cơ vàng gia tăng tỉ lệ chữa bệnh thành công từ giai đoạn đầu, đảm bảo khả năng làm mẹ, giảm nguy cơ tử vong, chi phí điều trị và chất lượng cuộc sống.

Các dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm thường không rõ ràng, gây nhầm lẫn với viêm nhiễm phụ khoa bình thường. Do đó, khuyến nghị phụ nữ nên chủ động thăm khám sức khoẻ định kỳ, tầm soát, phòng bệnh cổ tử cung và tiêm chủng vắc xin HPV là biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa.

>>>Bài viết tham khảo: 7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

0
0