Thai nhi 31 tuần phát triển như thế nào?

0
0

Thai nhi 31 tuần là lúc hành trình mang thai gian nan chỉ còn khoảng chín tuần trước khi kết thúc. Đây là lúc các mẹ bầu sẽ trải qua nhiều triệu chứng thai kỳ khó chịu hơn do bé ngày một lớn hơn, tử cung cũng ngày một to ra và gây sức ép lên nhiều cơ quan khác. Lúc này, bên trong bụng mẹ, bé cũng đang phát triển rất nhanh để chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài.

1. Sự phát triển của thai nhi 31 tuần

Thai nhi 31 tuần đã bắt đầu bước vào thời điểm bùng nổ tăng trưởng về chiều cao và cân nặng. Bé hoạt động rất nhiều với các động tác như đạp, huých, di chuyển, thậm chí là nhào lộn trong bụng mẹ. Điều này cho thấy là bé đang phát triển khỏe mạnh. Cụ thể thai nhi  sẽ có những thay đổi đáng kể như sau:

  • Hoàn thiện các cơ quan như hệ tiêu hóa, tai, não và mắt. Bé đã có thể phản ứng với ánh sáng và âm thanh từ môi trường bên ngoài. Giai đoạn này mẹ hãy tích cực trò chuyện, đọc sách và cho bé nghe nhạc để kích thích thính giác, nhận thức cho bé nhé;
  • Lớp lông mao ngoài da bé dần biến mất và tóc mọc nhiều hơn;
  • Lớp mỡ bên dưới của bé đang dày lên, da bé trở nên căng tràn sức sống. Lúc này, một ngày bé có thể lè lưỡi vài lần. Thân nhiệt bé đã có độ ổn định nhất định.
  • Bé có thể xoay đầu và mút ngón tay của mình;
  • Tay và chân dài hơn, móng tay và móng chân cũng hình thành và hoàn thiện ở thời kỳ này;
  • Bàng quang của bé đã có thể chứa nước tiểu và bắt đầu đào thải nước tiểu vào nước ối;
  • Tủy xương của bé khi thai 31 tuần cũng đang phát triển, đóng vai trò sản xuất ra các tế bào hồng cầu;
  • Bé đã hình thành giấc ngủ, cách để nhận biết khi bé đang hoạt động là bé sẽ di chuyển, đạp vào thành bụng mẹ, còn khi im lặng tức là bé đang ngủ.

Chỉ còn chưa tới mười tuần nữa trước khi ra đời, nên bộ não của thai nhi cần ở trạng thái tốt nhất để xử lý tất cả các kích thích môi trường. Các tế bào thần kinh trong não phát triển với tốc độ nhanh chóng trong giai đoạn này để đảm bảo rằng bộ não của bé đã sẵn sàng cho thế giới bên ngoài. Sự phát triển nhanh chóng này còn dẫn đến sự phát triển của năm giác quan, nghĩa là thai nhi đã có vị giác và xúc giác.

Hình ảnh thai nhi 31 tuần trong bụng mẹ
Hình ảnh thai nhi 31 tuần trong bụng mẹ

2. Các chỉ số thai nhi 31 tuần

Ở thời điểm 31 tuần, bé có chiều dài tương đương một quả bí ngòi và dài khoảng 41.1 cm tính từ đầu đến gót chân. Cân nặng thai nhi 31 tuần nằm trong khoảng 1.470 – 1.964 kg.

Ngoài vấn đề thai nhi 31 tuần nặng bao nhiêu, nhiều mẹ cũng quan tâm đến chỉ số thai 31 tuần. Dưới đây là một số chỉ số cơ bản mà mẹ có thể tham khảo:

  • Đường kính lưỡi đỉnh (BPD): 72 – 87mm, trung bình khoảng 78 – 81mm
  • Chiều dài xương đùi (FL): 55 – 68mm, trung bình khoảng 59 – 61mm
  • Chu vi vòng bụng (AC): 245 – 310mm, trung bình khoảng 278 – 282mm
  • Chu vi vòng đầu (HC): 276 – 317mm, trung bình 293 – 300mm.

3. Cơ thể mẹ bầu như thế nào khi mang thai ở tuần thứ 31

Khi mang thai tuần thứ 31, cơ thể của mẹ sẽ có những thay đổi sau:

  • Tăng cân, di chuyển nặng nề và khó khăn hơn.
  • Hiện tượng chuột rút: Xảy ra do sự thiếu hụt magie và canxi nên mẹ hãy tăng cường bổ sung 2 khoáng chất này theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Dịch tiết từ vú: Thỉnh thoảng mẹ có thể thấy ít dịch rỉ từ vú. Đây là sữa non chứa đạm, chất béo, IgA và các khoáng chất.
  • Đau lưng: Vào tuần thứ 31, mẹ sẽ thấy lưng và chân đau thêm do phần trọng lượng tăng thêm mà cơ thể mẹ phải gánh.
  • Khó thở: Do thai nhi chiếm nhiều diện tích và chèn ép phổi. Lúc này mẹ có thể tập luyện các bài tập thở giúp cải thiện tình trạng thở dốc, thở ngắn và khó thở.
  • Tử chung chèn lên bàng quang, làm ít không gian để bàng quang chứa nước tiểu hơn, nên mẹ phải đi vệ sinh rất nhiều lần cả ngày lẫn đêm.
  • Táo bón. Ruột già cũng phải giảm nhu động, khiến tăng khả năng hấp thụ nước và gây táo bón. Chưa kể có thể lúc mang thai mẹ không ăn đủ chất xơ và uống nước, cũng gây táo bón. Tắc nghẽn các mạch máu vùng chậu kết hợp với tăng áp lực ổ bụng và nhu động ruột thứ phát sau táo bón có thể dẫn đến bệnh trĩ.
  • Suy giãn tĩnh mạch chân do lưu lượng máu lưu thông dưới tác động của hormone thai kỳ cũng như sự phát triển của bụng bầu. Vì vậy các mẹ hãy thường xuyên đi bộ nhẹ nhàng để cải thiện tuần hoàn máu trong giai đoạn này nhé;
  • Ợ chua. Trong giai đoạn sau của thai kì mẹ cũng rất dễ bị ợ chua. Có rất nhiều nguyên nhân như áp lực của tử cung đẩy dạ dày lên thực quản. Hóc môn Progesterone cũng làm giảm nhu động của ống tiêu hoá trên, làm giảm khả năng hoạt động của cơ hoành.
  • Sưng nề bàn tay bàn chân: hãy hạn chế ăn mặn và uống nhiều nước, nếu tình trạng có xu hướng tăng nặng hãy đi khám vì rất có thể đây là triệu chứng cảnh báo nguy cơ tiền sản giật;
  • Cơn gò sinh lí Braxton Hicks: Trong những tuần cuối của thai kì, mẹ có thể cảm thấy những co thắt nhẹ của tử cung. Nếu mẹ thấy năm đến sáu cơn gò trong một giờ, nó có thể là dấu hiệu của chuyển dạ sinh non và mẹ cần đến bệnh viện ngay lập tức.

Khi mẹ nhìn trên hình ảnh siêu âm tuần thai thứ ba mươi mốt, khuôn mặt của bé lúc chào đời sẽ giống thế này. Mẹ có thể thấy rõ khuôn mặt và tất cả các biểu cảm khác nhau, cũng như các chi và vận động chi.

4. Những lưu ý dành cho mẹ bầu ở tuần 31 thai kỳ

Thai 31 tuần là giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3, mặc dù chứa đầy thách thức với những thay đổi đáng kể ở cả mẹ và bé nhưng cũng là thời điểm đáng mong chờ cho thành quả của cuộc hành trình mang thai đầy vất vả.

Thông thường một cơn chuyển dạ có thể xảy ra từ tuần 37 – 40. Nếu trẻ sinh ra trước mốc tuần thai 37 thì được xem là sinh non. Những em bé này ngay sau khi chào đời cần được chăm sóc y tế đặc biệt và theo dõi sức khỏe chặt chẽ trước rủi ro biến chứng có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vì vậy mẹ bầu hãy ghi nhớ những dấu hiệu sinh non điển hình như:

  • Ra máu hoặc tiết dịch âm đạo bất thường;
  • Đau bụng dữ dội;
  • Hoa mắt chóng mặt;
  • Đau lưng âm ỉ;
  • Thai nhi có xu hướng đẩy về phía trước, cử động ít hoặc ngừng cử động;
  • Xuất hiện cơn co tử cung và có thể vỡ ối.

Nếu có các triệu chứng nêu trên, mẹ bầu hãy ngay lập tức nhập viện để được kiểm tra và có biện pháp xử lý y khoa kịp thời, tránh gặp phải nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

>>> Thai nhi 32 tuần phát triển như thế nào?

0
0